Triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao ở ĐBSCL

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 5/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao ở ĐBSCL

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan - và ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng lãnh đạo các bộ ngành trung ương và địa phương khu vực ĐBSCL tham dự.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị.

Tại hội nghị, Phó thủ tướng chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ ngành trung ương địa phương, doanh nghiệp cần lưu ý 10 chữ để thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, gồm: “Hết lòng, Tuân thủ, Linh hoạt, Hợp tác và Kiểm soát”.

Theo Phó thủ tướng Trần Lưu Quang việc hết lòng sẽ từng bước thúc đẩy người dân tích cực thực hiện, phù hợp với từng vùng, từng địa phương đáp trong thực hiện với mục tiêu giảm 20% chi phí đầu vào Đề án, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân khoảng 9.500 tỉ đồng.

Việc áp dụng các quy trình xử lý và tái chế phụ phẩm, xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp sẽ góp phần nâng cao giá trị toàn chuỗi lúa gạo lên 40% (tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%). Đồng thời, áp dụng quy trình canh tác giảm phát thải sẽ góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho hộ trồng lúa, nâng cao vị thế của người nông dân, chất lượng và uy tín của ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường Thế giới.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài chính cùng các bộ ngành liên quan cần lưu ý đến các thể chế thay đổi, rào cản được xoá đi để lồng ghép nhiều chương trình với nhau, cũng như kinh phí thực hiện đề án.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cũng cam kết đồng hành cùng các bộ ngành, địa phương trong thực hiện đề án.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Đề án cho biết Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam, chiếm trên 55% sản lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Sản xuất lúa gạo trên góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu hộ trong vùng. Chương trình, dự án, mô hình sản xuất lúa tiên tiến, thân thiện với môi trường đã được áp dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lúa gạo bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.

Tiêu biểu dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam thực hiện từ 2015-2022 do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án VnSAT có khoảng 180.000 ha lúa áp dụng kỹ thuật canh tác lúa bền vững; các hộ nông dân tham gia các hợp tác xã khoảng 400 Hợp tác xã thực hiện quy trình canh tác bền vững trong Dự án có lợi nhuận tăng 30%, chi phí sản xuất giảm 30-40%, giảm khoảng 1,5 triệu tấn CO2/năm.

Để có vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn có sự liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị giữa người trồng lúa với Hợp tác xã, doanh nghiệp, Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đề án được triển khai thực hiện tại 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long…

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Đến năm 2025, về quy mô diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 180.000 ha. Đến năm 2030 về quy mô diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta.

“Mục tiêu chung của đề án là hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính giảm trên 10%, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam”, ông Hoan nhấn mạnh.

Dịp này, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quyết định thành lập ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ các thành viên ban chỉ đạo đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, trong đó Trưởng ban Đề án là Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Đọc thêm