Triển khai xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới

(PLVN) - Sáng 24/11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu chính tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Hà Nội.
Một tiết mục trong Chương trình nghệ thuật “Niềm tin và khát vọng” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.
Một tiết mục trong Chương trình nghệ thuật “Niềm tin và khát vọng” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng dự với khoảng 600 đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương. Hội nghị còn được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành và có thể mở rộng đến tận các xã, phường, thị trấn.

Báo cáo tại Hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, việc xây dựng văn hóa trong chính trị được tích cực triển khai, gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng văn hóa trong kinh tế bước đầu có chuyển biến tốt hơn cả về nhận thức lẫn hành động.

Một số ngành công nghiệp văn hóa có bước đổi mới, phát triển như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, du lịch văn hóa… Đã tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, thực hiện đa dạng hóa các lĩnh vực văn hóa thương mại, góp phần quảng cáo hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè thế giới, thúc đẩy hội nhập, giao lưu quốc tế về văn hóa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ rõ, sự nghiệp văn hóa phát triển chưa tương xứng với các lĩnh vực khác, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa bền vững của đất nước. Chủ trương, quan điểm xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người nhân văn, có lối sống tốt đẹp chưa được triển khai mạnh mẽ trong các tầng lớp xã hội.

Một số mặt yếu kém chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí còn gia tăng. Việc quán triệt thực hiện Nghị quyết của Đảng về văn hóa có lúc chưa đáp ứng yêu cầu. Vẫn còn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao. Không ít cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chưa tự giác, chưa thường xuyên thực hiện nêu gương…

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, những hạn chế yếu kém trên có nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, do không ít cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã hội và một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của văn hóa con người với phát triển bền vững đất nước nên trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quan điểm, Nghị quyết của Đảng về văn hoá thiếu quyết liệt, thiếu tính liên tục, đồng bộ.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý lĩnh vực văn hóa, văn nghệ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn cách mạng mới. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam, hệ giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới còn chậm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa chưa ngang tầm nhiệm vụ…

Nghiêm túc rút ra một số bài học trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng phân tích tình hình thế giới, trong nước, từ đó nêu bật một số giải pháp trọng tâm để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngoài nước.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội nghị trình bày Báo cáo tổng kết 35 năm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam kể từ công cuộc đổi mới.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội nghị trình bày Báo cáo tổng kết 35 năm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam kể từ công cuộc đổi mới.

Nghiêm túc rút ra một số bài học trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng phân tích tình hình thế giới, trong nước, từ đó nêu bật một số giải pháp trọng tâm để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngoài nước.

Cụ thể, tiếp tục nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng con người trong đổi mới, phát triển đất nước, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động trong cán bộ, đảng viên nhận thức, vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm xây dựng và phát triển con người trước yêu cầu nhiệm vụ mới.

Tập trung nghiên cứu xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, chăm lo con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, nhân cách.

Phát huy vai trò của văn học nghệ thuật trong bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, xây dựng nhân cách, lối sống của con người, phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khơi dậy các yếu tố nhân văn trong hoạt động văn hóa tín ngưỡng. Phê phán, ngăn chặn đẩy lùi các tư tưởng lạc hậu, mê tín, dị đoan.

Nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, các trang tin điện tử, tăng cường định hướng thông tin tuyên truyền, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng xã hội để truyền bá các thông tin, các sản phẩm văn hóa xấu, độc, xuyên tạc sự thật văn hóa lịch sử của dân tộc.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Văn hóa, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý.

Xây dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế, đặc biệt là văn hóa trong Đảng, trở thành tấm gương đạo đức trong xã hội, văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong Nhà nước, trong các đoàn thể, coi đây là nhân tố quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Phát triển thị trường văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các ngành văn hóa, tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam thường niên và có uy tín trong khu vực, thế giới.

Xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, đa dạng về Chân – Thiện – Mỹ của các tầng lớp nhân dân.

Tập trung nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển văn hóa và xây dựng con người, tăng đầu tư của Nhà nước cho văn hóa, đẩy mạnh xã hội hóa đúng hướng nhằm huy động các nguồn lực.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam thành điểm đến giao lưu văn hóa quốc tế, thực hiện đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam.

Đọc thêm