Dự Chương trình có Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW; ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Binh đoàn Trường Sơn, Hội truyền thống Trường Sơn, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, thân nhân gia đình Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.
Chương trình được dàn dựng công phu, tái hiện cảnh xe ô tô lao qua làn lửa đạn, cảnh chiến trường khốc liệt... |
Chương trình sân khấu thực cảnh “Trở về bến phà xưa" đã tái hiện về cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng tài ba, gắn liền với đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyền thoại và những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vị tướng luôn trọn nghĩa, trọn tình với quê hương, đồng chí, đồng đội.
Chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng. |
Chương trình được dàn dựng công phu, khắc hoạ lại cảnh làm đường, cảnh xe ô tô lao qua làn lửa đạn, cảnh chiến trường khốc liệt ở chiến trường… Với sự có mặt của những nghệ sĩ nổi tiếng và đặc biệt là các thương binh, cựu chiến binh, chương trình diễn ra trong 120 phút.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 rồi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Thời gian binh nghiệp của ông gắn bó lâu nhất với tuyến đường Trường Sơn huyền thoại của 30 năm kháng chiến chống Mỹ, nơi ông đảm trách vị trí Tư lệnh của hơn 120.000 ngàn quân trong suốt những năm 1967-1976.
Ấn tượng với chương trình sân khấu thực cảnh "Trở về bến phà xưa". |
Trong suốt thời gian giữ chức Tư lệnh Trường Sơn, ông luôn kiên định chủ trương, muốn thắng địch, muốn phát triển lực lượng để cân bằng với địch, để cách mạng miền Nam có thể giành được thắng lợi, thì phải vận chuyển bằng cơ giới. Đó là quyết tâm chuyển hướng táo bạo, quyết đoán và cũng là dấu ấn thể hiện bản lĩnh chỉ huy của tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Ông cũng là người để lại nhiều dấu ấn, tạo nên bước ngoặt lớn mang tính lịch sử, không chỉ là 1 vị Tư lệnh vĩ đại mà còn là người truyền cảm hứng cho Bộ đội Trường Sơn, động viên tinh thần chiến đấu, vươn lên và không bao giờ chịu đầu hàng trước bất kỳ khó khăn nào.
Chương trình được dàn dựng công phu, tái hiện cảnh xe ô tô lao qua làn lửa đạn, cảnh chiến trường khốc liệt... |
Trên cương vị Tư lệnh bộ đội Trường Sơn, ông luôn đau đáu một nỗi niềm là sớm an táng, quy tập đồng đội, đồng chí yêu quý của mình được yên nghỉ bên dòng Bến Hải. Đúng 2 năm sau ngày đất nước thống nhất, tháng 4/1977, tại khu vực Bến Tắt, cạnh Quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải đã được hoàn thành để làm nơi an nghỉ cuối cùng của hơn 10 ngàn liệt sĩ.
Người xem ấn tượng với chương trình sân khấu thực cảnh "Trở về bến phà xưa". |
“Nếu có thể đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình tôi rất muốn ở đây, bên cạnh những đồng đội một thời khói lửa để trọn vẹn nghĩa tình đồng đội, trọn vẹn cuộc đời của một người lính Trường Sơn”, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên viết trong hồi ký “Trọn một con đường”.