Trung Quốc lén cung cấp vũ khí cho các vùng xung đột?

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng mạnh trong vòng một thập kỷ qua, tràn tới khu vực hạ Sahara với các loại súng trường và đạn dược giá rẻ đồng thời cho thấy sự hiện diện của Bắc Kinh tại các khu vực xảy ra xung đột, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc (LHQ).

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng mạnh trong vòng một thập kỷ qua, tràn tới khu vực hạ Sahara với các loại súng trường và đạn dược giá rẻ đồng thời cho thấy sự hiện diện của Bắc Kinh tại các khu vực xảy ra xung đột, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc (LHQ). 
V. khi Trung Qu.c .a ....c phat hi.n t.i B. Bi.n Nga, Sudan, Somalia va Congo. .nh: WP
Vũ khí Trung Quốc đã được phát hiện tại Bờ Biển Ngà, Sudan, Somalia và Congo. Ảnh: WP
Các loại vũ khí của Trung Quốc đã được phát hiện trong một loạt các cuộc điều tra của LHQ tại những khu vực đang xảy ra chiến tranh, từ Cộng hòa dân chủ Congo tới Bờ Biển Ngà, Somalia và Sudan. Trung Quốc không phải là nước duy nhất cung cấp vũ khí cho các cuộc  xung đột ở châu Phi và cũng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc hoặc các nhà xuất khẩu vũ khí của nước này cố tình vi phạm lệnh cấm vận của LHQ tại những nước kể trên.
Tuy nhiên, không giống với các nước xuất khẩu vũ khí lớn như Nga, Trung Quốc lại thường xuyên từ chối hợp tác với các chuyên gia về vũ khí của LHQ và sử dụng sức mạnh ngoại giao để giảm bớt các cuộc điều tra có thể làm lộ những bí mật của ngành công nghiệp vũ khí của nước này. Điều này cho thấy sự tranh đấu căng thẳng giữa trách nhiệm của Trung Quốc với tư cách một cường quốc trên thế giới và lợi ích của nước này trong việc khai thác các thị trường mới. 
Theo tờ Washington Post, LHQ đang thực thi lệnh cấm vận vũ khí đối với 13 nước hoặc tổ chức, trong đó có Taliban, Al Qaeda và 7 nước châu Phi. Tuy nhiên, Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua đã từ một nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trở thành nước bán vũ khí đứng thứ 6 trên thế giới. Xu hướng này thể hiện rõ nét tại khu vực hạ Sahara, nơi Trung Quốc đã trở thành một nhà cung cấp vũ khí lớn, bán vũ khí cho 16 nước tại khu vực này, nhiều hơn bất kỳ nhà cung cấp vũ khí nào trên thế giới.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockhom (SIPRI), Trung Quốc hiện chiếm 25% thị phần vũ khí tại cận Sahara. “Châu Phi rõ ràng là một thị trường quan trọng của ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc bởi đây là một bước đệm để nước này trở thành một nước bán vũ khí hàng đầu thế giới” – ông Pieter D. Wezeman – người phụ trách bản báo cáo của SIPRI nói và lưu ý rằng các sản phẩm của Trung Quốc vẫn có tính cạnh tranh kém trong thị trường vũ khí.
“Vì vậy họ phải bắt đầu từ đâu đó” – ông D. Wezeman nói và cho biết rằng một số “cánh tay” của ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc đã chuyển hướng tới các khu vực xung đột đang bị LHQ cấm vận.
Theo tờ Washington Post, Bắc Kinh thường xuyên sử dụng ảnh hưởng của mình trong Hội đồng bảo an LHQ để hạn chế quyền hạn của các nhà điều tra vũ khí độc lập của LHQ. Cụ thể, Trung Quốc đã ngăn cản việc công bố các tiết lộ của LHQ có liên quan đến hoạt động buôn bán vũ khí của nước này, gây ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm một chuyên gia vũ khí đã phát hiện ra các loại vũ khí của Trung Quốc và tìm cách hạn chế ngân sách cho các cuộc điều tra. Bắc Kinh cũng luôn từ chối cho phép các điều tra viên của LHQ tìm kiếm nguồn gốc của các loại vũ khí Trung Quốc được phát hiện tại các vùng xảy ra chiến sự. 
Theo một báo cáo mật do 3 chuyên gia vũ khí của LHQ soạn thảo và được tờ công bố Africa Confidential, tháng 5/2011, một nhóm các chuyên gia vũ khí của LHQ đã thu được một số vỏ đạn có khả năng gây cháy nổ cao tại thị trấn Tukumare, Darfur, nơi các lực lượng vũ trang Sudan đang chiến đấu với các phần tử phiến quân.
Các vỏ đạn được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2010 – tức hơn 5 năm sau khi lệnh cấm vận vũ khí đầu tiên có hiệu lực – tương thích với hệ thống vũ khí được sử dụng trong máy bay chiến đấu Mi-24 do Nga sản xuất và được sử dụng tại Sudan và máy bay chiến đấu Su-25. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của một ủy ban của LHQ để tìm ra nhà sản xuất các đầu đạn này.
Một báo cáo trước đó của SIPRI cũng cho rằng Trung Quốc thường xuyên đưa ra những câu trả lời không đầy đủ trước các thành viên trong ủy ban điều tra khi phải đối mặt với những bằng chứng về vũ khí Trung Quốc tại Congo, Bờ Biển Ngà, Sudan và Somalia. Năm 2011, Trung Quốc cũng đã bác bỏ báo cáo của chuyên gia vũ khí Holger Anders – người đã phát hiện những hộp đạn tại Darfur với lý do đây là tác phẩm không chuyên nghiệp – và gây áp lực để đưa ông này ra khỏi ủy ban điều tra vũ khí của LHQ.
Tháng 9 năm ngoái, tờ Globe and Mail của Canada đưa tin họ đã phát hiện những văn bản cho thấy các quan chức Libya đã gặp một số công ty của Trung Quốc để mua vũ khí vào ngày 11/6/2011, vài tháng sau khi HĐBA áp dụng lệnh cấm vận vũ khí tại Libya. Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước vốn đã ủng hộ lệnh cấm đối với Liyba, khi đó nói rằng việc liên lạc này diễn ra mà không được phép của chính phủ. Bắc Kinh cũng khẳng định chưa có bất kỳ vũ khí nào được chuyển đi và họ sẽ thực hiện nghiêm chỉnh lệnh cấm vận của LHQ.
Trước thực trạng này, các nhà ngoại giao phương Tây nói rằng, họ đang có những thành công nhất định trong việc thuyết phục Trung Quốc dần công bố những bí mật của mình. Năm 2012, Trung Quốc đã cho phép công bố báo cáo của ủy ban điều tra về Triều Tiên, trong đó cho thấy vai trò của cảng Đại Liên như một điểm trung chuyển các hàng hóa xa xỉ vào Triều Tiên, vi phạm lệnh cấm của LHQ.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn từ chối cho công bố báo cáo cho rằng các vũ khí của Trung Quốc đã có mặt trong các loại tên lửa của Triều Tiên.
Minh Ngọc (theo Washington Post)        

Đọc thêm