Cụ thể, Tập đoàn Goldman Sachs cho biết họ sẽ tạo một quỹ trị giá 5 tỷ USD với Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc để đầu tư vào các công ty Mỹ. Tập đoàn Qualcomm (QCOM) cũng đã ký kết 12 tỷ USD các hợp đồng không ràng buộc để cung cấp chất bán dẫn cho các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi, Oppo và Vivo. Sinopec - công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc - cho biết họ sẽ khám phá một khoản đầu tư lên đến 43 tỷ USD trong khu vực năng lượng của Alaska. Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc đã ký một thỏa thuận không ràng buộc với bang phía Tây Virginia để đầu tư gần 84 tỷ USD cho các dự án sản xuất hóa thạch và khí…
Nhưng trong tình hình hiện nay, những thoả thuận đó - bao gồm các lĩnh vực như năng lượng, hàng không và công nghệ - có thể sẽ trở thành “viên đạn” của Bắc Kinh nhắm đến thương mại Washington. Hồi tuần trước, Washington đã công bố danh sách khoảng 1.300 mặt hàng của Trung Quốc bị đưa vào danh sách có thể bị áp mức thuế lên tới 25%. Các mặt hàng này bao gồm sản phẩm thuộc lĩnh vực hàng không, công nghệ, máy móc, thiết bị y tế, sản phẩm giáo dục…
Nhưng ngay sau động thái áp thuế của Mỹ, Trung Quốc cũng ngay lập tức đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ, khiếu nại lên WTO và công bố 106 mặt hàng Mỹ trị giá 50 tỷ USD chịu siết chặt thuế bao gồm ôtô, máy bay.
“Trung Quốc sẽ đáp trả với phạm vi và mức độ tương xứng với các biện pháp của Mỹ”, Bloomberg dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Zhang Xiangchen hôm 4/4. Đại sứ quán Trung Quốc cho biết hành động của Washington không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào, kể cả Mỹ, cũng như làm tổn hại tới lợi ích nền kinh tế toàn cầu.
Từ động thái này, nhiều người lo ngại rằng việc “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây nên một cuộc chiến thương mại. Trung Quốc cam kết đầu từ 250 tỷ USD vào Mỹ. Tuy nhiên, không vì tức giận mà Trung Quốc đánh mất đi cơ hội của mình. Họ sẽ vẫn đầu tư vào những lĩnh vực mà họ coi là chiến lược. Và họ cũng không làm điều gì khi không có lợi. Ví dụ như kế hoạch đầu tư sản xuất hóa thạch và khí sét tại ở Tây Virginia. Bởi gần đây Trung Quốc đang giảm sự phụ thuộc vào than đá, tìm kiếm nguồn năng lượng sạch.
“Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Do vậy, đất nước này sẽ tạo nhiều cơ hội cho các công ty Mỹ có công nghệ hàng đầu thế giới”, Jonathan Elkind - chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia - nói.
Cuối cùng, việc Trung Quốc cam kết đầu tư vào Mỹ 250 tỷ USD vẫn là câu hỏi khó trả lời cho tới thời điểm hiện tại. Song, cũng trong tuần vừa qua, hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ ký một thỏa thuận nhằm tránh một cuộc chiến thương mại vốn có khả năng làm suy yếu 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này. “Có thể 2 bên sẽ tiến hành đàm phán để đạt được một thỏa thuận, vì việc thực thi bất kỳ biện pháp thuế quan trả đũa nào cũng sẽ gây tổn hại lớn cho 2 nền kinh tế này”, KITA nhận định.