Trường mầm non tư 'đua nhau' sang nhượng mùa dịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Học sinh nghỉ học thời gian dài, đồng nghĩa với việc các trường mầm non tư thục không có kinh tế để duy trì. Nhiều trường chọn cách sang nhượng, rao bán trên mạng xã hội.

Ấp ủ mơ ước xây dựng riêng cho mình một trường mầm non, chị Diễm Sương vẫn phải "dứt lòng" rao bán đứa con của mình, chỉ sau một thời gian ngắn thành lập.

"Dịch bệnh mang đến nhiều câu chuyện buồn, đặc biệt là với ngành mầm non. Tôi là một chủ trường trái ngành. Vì yêu trẻ, yêu giáo dục nên mình đầu tư thành lập trường. Trường tôi thành lập hồi cuối năm ngoái 2020. Trường thực sự là mồ hôi, tâm huyết và vốn liếng của tôi. Từ những ngày đầu xây dựng, việc thuê thiết kế, đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, giáo cụ Mon/Steam, bể bơi, tôi đều chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất. Vốn đầu tư của tôi ban đầu là 1,5 tỉ. Vậy mà khi bắt đầu có tiếng vang, học sinh bắt đầu đông thì dịch bệnh ập đến. Tôi vẫn nghĩ sẽ kiên trì theo đuổi", chị Sương chia sẻ.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, chị Sương không thể gồng gánh được hàng đống chi phí mỗi tháng nữa. Trường mầm non của chị Sương ở Thường Tín, Hà Nội cách bến xe Giáp Bát khoảng 25km. Doanh thu tháng cuối cùng là 135 triệu. Trường có diện tích 150m2 sàn, gồm 1 lễ tân, 1 khu vui chơi sân khẩu, 1 phòng chức năng, 8 phòng học và 1 phòng bếp.

Sang nhượng từ giữa tháng 11, chị Sương ngày nào cũng thấp thỏm đợi điện thoại của người liên lạc. "Sang nhượng vào thời điểm này tôi biết sẽ bị ép giá, nhưng gỡ lại được chút còn hơn không. Vì đâu biết được bao giờ các em mới đi học trở lại. Mà giờ cả nhà có chồng tôi là lao động chính, mặc dù yêu nghề nhưng tôi không thể đặt thêm gánh nặng cho chồng thêm nữa. Dịch bệnh khốc liệt quá", chị Sương buồn bã nói.

Cũng đăng bài sang nhượng trường mầm non, chị Nguyễn Thúy An cho biết sẽ tặng 2 tháng tiền nhà cho khách nào "chốt luôn". Thế nhưng, giờ đã hơn 1 tháng trường mầm non của chị vẫn chưa có chủ mới.

"Có nhiều người đến xem trường, nhưng họ vẫn lăn tăn. Chắc là do tình hình dịch bệnh phức tạp. Giờ giữ không được mà bán trường cũng không nổi", chị An nói.

Theo chị An, giá sang nhượng trường mầm non của chị vỏn vẹn chỉ 45 triệu, trước 3 tháng bùng dịch, trường có 40 học sinh. Chị An cũng đã ký hợp đồng nhà 5 năm và trường có đầy đủ giấy phép hoạt động, hồ sơ phòng cháy chữa cháy... Diện tích trường là 75m2 4 tầng, ngõ rộng đông chung cư mini, đông trẻ, nhu cầu cao. Học phí và tiền ăn thu trung bình mỗi trẻ là 3,2 triệu/ tháng.

Ròng rã thời gian dài chỉ đến trường cho khách xem rồi thất vọng đi về. Gần đây tình hình dịch bệnh căng thắng trở lại, cũng ít người liên hệ đến xem hơn trước. "Tôi yêu nghề nhưng kinh tế không cho phép tôi cố gắng tiếp tục được nữa", chị An nghẹn ngào.

Không sang nhượng được toàn bộ, nhiều chủ trường mầm non chọn cách bán lẻ từng đồ trong trường như bàn, ghế, đồ chơi,...

Thực tế, không chỉ Hà Nội mà TP HCM hay các tỉnh các, tình trạng rao bán trường mầm non diễn ra rất nhiều. Không khó để tìm kiếm trên mạng xã hội những bài viết sang nhượng trường hay bán đồ dùng đồ chơi với giá rẻ bèo.

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình

"Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP HCM, có hơn 10.000 giáo viên của bậc mầm non bị mất việc do dịch COVID-19 và nhiều trường mầm non ngoài công lập phải đóng cửa.

Đọc thêm