Truy trách nhiệm khi tội phạm “tăng vọt”

Đánh giá, nhận định một cách khái quát, phân tích những điểm mới về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm tham nhũng trong năm 2012, dự báo trong năm 2013; đánh giá chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong năm 2012; những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, bất cập, nguyên nhân, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2013 là nội dung phiên thảo luận của Quốc hội tại Hội trường cả ngày hôm qua (1/11).

Đánh giá, nhận định một cách khái quát, phân tích những điểm mới về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm tham nhũng trong năm 2012, dự báo trong năm 2013; đánh giá chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong năm 2012; những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, bất cập, nguyên nhân, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2013 là nội dung phiên thảo luận của Quốc hội tại Hội trường hôm qua (1/11).

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) phát biểu tại Hội trường

Đầy lo lắng và trăn trở trước tình hình an ninh trật tự, phòng chống tội phạm (PCTP) năm 2012 diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số vụ và tính chất, mức độ, hành vi nguy hiểm cho xã hội, những biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức xã hội, trật tự xã hội bị xáo trộn, ý thức tôn trọng và chấp hành luật pháp bị xem nhẹ, các ĐBQH cần câu trả lời về nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tội phạm ngày càng tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng, tội phạm được “trẻ hóa”, tội phạm kinh tế, môi trường, khai thác khoáng sản, lâm thủy sản, công nghệ cao, ma túy ngày càng nhiều, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng…

Nhiều ĐBQH đã đánh giá cao “giải pháp 141” của Hà Nội trong PCTP: Hiện nay các thành phố như Hà Nội đang phát huy hiệu quả Đội 141 từ năm 2011 đến nay với mục tiêu phòng ngừa trấn áp tội phạm có tính chất côn đồ hung hãn, dã man đã mang lại hiệu quả cao và được đông đảo nhân dân ủng hộ.

Vì vậy, trong thời gian tới đề nghị tiếp tục phát huy sức mạnh của mô hình 141 và đề nghị Bộ Công an xem đây là một mô hình điểm để nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn quốc nhằm góp phần giảm tội phạm.

Mong muốn có một xã hội an toàn, giảm tỷ lệ tội phạm, trong đó có cả tội phạm tham nhũng, các ĐBQH đã đưa ra nhiều giải pháp cho công tác PCTN năm 2013. Nhận định “công tác cán bộ, bởi cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đề nghị quan tâm thỏa đáng đến đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật đang rất thiếu khiến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gặp nhiều khó khăn.

Các ĐBQH cho rằng, năm 2013 phải có những giải pháp quyết liệt và hiệu quả hơn, trong đó đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan tư pháp làm cơ sở nâng cao hiệu quả công tác PCTP, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân vào công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, xây dựng các cụm liên kết an toàn về an ninh trật tự, các cơ quan tố tụng phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử nhằm giảm tối đa mức thấp nhất tình trạng oan, sai và bỏ lọt tội phạm.

Với tình hình tội phạm ngày một gia tăng và có những diễn biến phức tạp, ĐB Nguyễn Thái Học đề nghị Chính phủ “xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm” và phải có chế tài xem xét trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, nếu để tội phạm gia tăng như công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông để công tác phòng, chống tội phạm trong thời gian tới mang lại kết quả tốt, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

ĐB Ma Thị Thúy (tỉnh Tuyên Quang) đề xuất tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng, chống vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên. Chú trọng đến công tác dạy nghề, tạo việc làm thu nhập ổn định cho lao động, đặc biệt là ở nông thôn vì “đây là yếu tố có ý nghĩa then chốt của vấn đề khi có công ăn việc làm đầy đủ, không quá bị bức bách thúc bách về vấn đề thu nhập, con người sẽ không bị rơi vào tình trạng nhắm mắt đưa chân, hơn nữa có việc làm không chỉ giúp con người có thu nhập mà còn tăng thêm cho họ nhận thức và sự hiểu biết về mọi mặt”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:

Cấp ủy, Công an chịu trách nhiệm trước

- “Chính phủ nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong công tác PCTP, THA thời gian qua và cho rằng đó là do giáo dục ý thức công dân, đạo đức, ý thức pháp luật chưa được đặt ra thường xuyên; văn hóa bị tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường, hội nhập nên văn hóa gia đình, tộc họ, làng xã bị mai một; cơ chế giám sát của xã hội chưa được áp dụng mạnh mẽ… Do đó, để PCTP hiệu quả cần lấy sức mạnh nhân dân, cần thể chế đủ mạnh để giáo dục, răn đe đối với mọi loại tội phạm, những qui định mới và giáo dục sẽ thay đổi căn bản hiệu quả công tác PCTP.

 

Tăng cường bộ máy chuyên trách PCTP là điều tra, truy tố, xét xử, tư pháp có nhiều cố gắng nhưng chưa đủ mạnh, quyết liệt, nghiệp vụ, đạo đức để PCTP nên có oan sai, bỏ lọt tội phạm rất nhiều, chưa thống nhất được hành động trong xử lý nhiều vụ việc, nhiều vấn đề. Vì vậy, phải quyết liệt PCTP để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Cần nâng cao dân trí, tạo việc làm, quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân để ngăn ngừa ý thức và hành vi phạm tội. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy chính quyền các cấp. Ở đâu có tội phạm cấp ủy, Công an ở đó chịu trách nhiệm trước.

Đối với công tác PCTN, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều thể chế để đẩy mạnh công tác này, thể hiện quyết tâm chính trị và hành động mạnh mẽ nhưng tội phạm tham nhũng vẫn phức tạp, tinh vi. Có nhiều biện pháp để PCTN như hoàn thiện thể chế, chính sách để PCTN; nâng cao ý thức, cải thiện đời sống người làm công ăn lương; điều tra, truy tố, xét xử nghiêm, nhanh chóng các vụ án tham nhũng, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của Chính phủ, Công an, TANDTC, VKSNDTC; đổi mới công tác giám định tư pháp để kết luận nhanh hơn các vụ án tham nhũng; tăng cường sự giám sát của nhân dân, cơ quan dân cử, mọi thành viên của xã hội đối với công tác PCTN; cấp ủy, chính quyền các cấp phải thường xuyên kiểm điểm, đánh giá tình hình, đề ra biện pháp để ngăn ngừa tham nhũng.

PCTN “phải kiên trì, kiên quyết và liên túc, không thể “1 sớm 1 chiều” giải quyết được ngay vấn nạn tham nhũng”. Đề nghị cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước nâng cao trách nhiệm, cần tăng cường để không tham nhũng, thất thoát đồng tiền của nhân dân giao cho chúng ta quản lý”.

Hương Giang

Đọc thêm