Truyền thông Chính sách

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).
Cảnh Buổi làm việc.
Cảnh Buổi làm việc.

Tham gia buổi làm việc có Phó Tổ trưởng Tổ Thư ký Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Cục PBGDPL) – Bộ Tư pháp; bà Trần Thị Minh Hiền – quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ GTVT; một số thành viên Tổ Thư ký và đại diện các đơn vị thuộc Bộ GTVT.

Báo cáo tại Buổi làm việc, bà Trần Thị Minh Hiền – Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ GTVT cho biết, nhận thức được công tác truyền thông chính sách (TTCS) lớn có tác động đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế cũng như tạo sự đồng thuận xã hội, Bộ GTVT đã tập trung quán triệt, chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Quyết định số 407 thông qua việc ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành, phân công nhiệm vụ. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ động triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu.

Hàng năm, Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số nhiệm vụ về tuyên truyền, PBGDPL, trong đó có nội dung tập trung đẩy mạnh TTCS trong quá trình xây dựng văn bản QPPL để việc triển khai thực hiện được đồng bộ, kịp thời, hiệu quả.

Bà Trần Thị Minh Hiền – Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ GTVT Báo cáo tại Buổi làm việc.

Bà Trần Thị Minh Hiền – Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ GTVT Báo cáo tại Buổi làm việc.

Theo Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế, hoạt động TTCS nói chung và lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL nói riêng được Bộ GTVT và cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức và ngày càng đa dạng. Trong đó, tập trung chú trọng các hình thức mang lại hiệu quả tuyên truyền cao, tác động trực tiếp và nhanh nhất tới đối tượng điều chỉnh của văn bản như: đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng, Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm để trao đổi, thông tin và nhận các ý kiến đóng góp liên quan đến dự thảo văn bản QPPL; lấy ý kiến bằng văn bản; cung cấp thông tin báo chí, truyền thông dự thảo chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Nội dung truyền thông được xác định ngắn gọn, dễ hiểu, chủ yếu là các chính sách mới hoặc các chính sách được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ so với quy định hiện hành có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; những vấn đề khó, nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến ngành GTVT.

Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tiếp tục thực hiện việc công khai thông tin theo quy định. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản biện xã hội về dự thảo chính sách được đề xuất, đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, không né tránh, giải trình và xử lý chính xác các nội dung ý kiến góp ý, đảm bảo các dự thảo văn bản QPPL khi trình Bộ trưởng và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành không còn các ý kiến khác nhau. Điều này góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tăng tính khả thi của văn bản QPPL, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Tổ Thư ký làm việc tại Bộ GTVT.

Tổ Thư ký làm việc tại Bộ GTVT.

Việc phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí cũng được Bộ GTVT quan tâm bởi đây là tiền đề để các bên triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, góp phần truyền thông chính sách hiệu quả, tạo sự đồng thuận và hiệu ứng xã hội cao...

Phát biểu kết luận, Phó Tổ trưởng Tổ Thư ký Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL – Bộ Tư pháp đánh giá cao sự chuẩn bị tài liệu đầy đủ của Bộ GTVT. “Truyền thông trong giai đoạn xây dựng dự thảo chính sách có ý nghĩa quan trọng để gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, PBGDPL. Qua nội dung làm việc, chúng tôi thấy Bộ GTVT quan tâm chỉ đạo, ban hành Kế hoạch truyền thông dự thảo chính sách. Các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đã có sự phối hợp với các cơ quan báo chí, góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế cũng như tạo sự đồng thuận xã hội”, Phó Tổ trưởng Tổ Thư ký nói.

Phó Tổ trưởng Tổ Thư ký Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Cục PBGDPL) – Bộ Tư pháp phát biểu kết luận.

Phó Tổ trưởng Tổ Thư ký Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Cục PBGDPL) – Bộ Tư pháp phát biểu kết luận.

Ông Phan Hồng Nguyên ghi nhận những cố gắng, sự phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ trong truyền thông dự thảo chính sách, kết quả đạt được, chia sẻ khó khăn, vướng mắc, nhất là nguồn lực thực hiện, đồng thời đề nghị các đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chủ động xây dựng nội dung truyền thông bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, phong phú, sinh động để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử và cung cấp cho các cơ quan thông tin, báo chí; tăng cường huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách; công khai nội dung tiếp thu, giải trình. Vụ Pháp chế tích cực tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL của Bộ chỉ đạo, theo dõi việc truyền thông dự thảo chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện./.

Đọc thêm