Từ nhóm mua đến nhóm… rủi ro

Vụ MB24, vụ Tâm Mặt Trời, rồi mới nhất, sự cố Nhóm mua bất ngờ đóng cửa... Thương mại điện tử bùng nổ trong khi nền tảng pháp luật và trình độ tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy bên cạnh mỗi cơ may cũng là luôn song hành hàng loạt rủi ro đối với bất kỳ ai tham gia.

Vụ MB24, vụ Tâm Mặt Trời, rồi mới nhất, sự cố Nhóm mua bất ngờ đóng cửa... Thương mại điện tử bùng nổ trong khi nền tảng pháp luật và trình độ tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy bên cạnh mỗi cơ may cũng là luôn song hành hàng loạt rủi ro đối với bất kỳ ai tham gia.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ “chuột” đến “dế”

Tại hội thảo về xu hướng phát triển thương mại điện tử do tổ chức mới đây, ông Bùi Quang Huy, đại diện Viettel cho hay, bên cạnh những cú click “chuột” thì người tiêu dùng đang bắt đầu quen với những giao dịch trên chính “dế” yêu của mình.

“Không phải lúc nào người ta cũng kè kè bên máy tính, trong khi điện thoại di động đã gần như là vật bất ly thân, và như vậy, phương thức “mobile marketing” có thể sẽ còn bùng nổ hơn “online marketing” – ông Huy dự báo.

Ông Hoàng Quốc Đạt, thuộc bộ phận phát triển kênh phân phối của Techcombank bày tỏ, hiện nay phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tới 93%, thanh toán online chỉ chiếm 7%, do đó, cơ hội còn rất lớn để phát triển việc thanh toán online. Theo vị này, độ tuổi dùng Internet ở Việt Nam có xu hướng trẻ hóa, tập trung trong khoảng từ 15-50, phân khúc khách hàng mục tiêu sử dụng mobile banking nằm trong độ tuổi từ 20-49, và tự trung là, xu hướng giao dịch với ngân hàng qua điện thoại sẽ phát triển.

Tuy vậy, trong cả “rừng” sản phẩm, dịch vụ thương mại điện tử, vấn đề phân biệt làm sao giữa thật và ảo, đảm bảo các bên tham gia không bị móc túi vì bẫy lừa cho đến nay vẫn là một câu hỏi treo lơ lửng. Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc Cty CP giải pháp phần mềm Hòa Bình (Peace Soft) cho rằng, những yếu tố tác động đến lòng tin của khách hàng khi mua hàng tại một website chưa từng dùng trước đó có thể là: các biểu tượng đã được bên thứ ba chứng thực uy tín; có thông tin liên lạc và địa chỉ chi tiết, rõ ràng; bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình đã từng mua; giao diện chuyên nghiệp với thiết kế đẹp; bán những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng ... Trong những yếu tố này, thì yếu tố “các biểu tượng đã được bên thứ ba chứng thực uy tín” tác động nhiều nhất tới lòng tin của người tiêu dùng.

Từ nhóm mua đến nhóm… rủi ro

Nhưng, cụ thể bên thứ ba chứng thực uy tín cho các website thương mại điện tử là ai? - Theo vị này, có thể là Bộ Công thương hoặc sàn giao dịch mua hàng theo nhóm. Trong trường hợp hàng hóa không đúng với chất lượng quảng cáo, người tiêu dùng có quyền khởi kiện yêu cầu sàn mua hàng theo nhóm phải chịu trách nhiệm giải quyết và bồi thường.

Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng, thực ra mô hình mua hàng theo nhóm (groupon - bán phiếu giảm giá theo nhóm) trên thế giới cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. “Chúng tôi đánh giá đây là mô hình thương mại điện tử vừa tốt, vừa xấu. Điểm tốt là sáng tạo ra một kênh mới, dẫn các doanh nghiệp và người tiêu dùng đến với nhau nhanh hơn, giúp kích thích tiêu dùng. Nhưng điểm xấu cũng bộc lộ, đó là, bán hàng không chân chính. Thậm chí có trường hợp đã tận dụng nguồn tiền người mua trả cho để đầu tư vào các hoạt động khác, dẫn tới mất khả năng thanh khoản, mất khả năng trả tiền cho người bán”….

Năm 2011, tại Việt Nam, mô hình mua hàng theo nhóm đã đạt doanh số “khủng” 700 tỷ đồng, nhưng cũng đã xuất hiện những trường hợp khách hàng bị từ chối voucher (phiếu mua hàng theo nhóm), tiền biến thành giấy lộn.

Sáng 17/11, đại diện Công ty Nhóm mua xác nhận trang web của công ty này đã hoạt động trở lại sau bốn ngày "không thể truy cập". Thông tin cũng khẳng định, hiện công ty đang liên hệ với đối tác để bảo đảm các voucher mà khách hàng đã mua vẫn có thể được giao dịch. Nhưng sau sự cố này, đã đến lúc cơ quan quản lý cần tính đến một khung khổ pháp luật chặt chẽ hơn để điều chỉnh hoạt động mua hàng theo nhóm.

Mai Hoa

Đọc thêm