“Tương lai thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Góc nhìn từ tiềm năng kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng ngày 12/6, tại TP Hồ Chí Minh, Agribank đồng hành cùng báo Pháp Luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Tương lai thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Góc nhìn từ tiềm năng kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý”, nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển kinh tế không bằng mọi giá mà phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
Toàn cảnh Tọa đàm “Tương lai thị trường tín chỉ Carbon Việt Nam: Góc nhìn từ tiềm năng kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý”
Toàn cảnh Tọa đàm “Tương lai thị trường tín chỉ Carbon Việt Nam: Góc nhìn từ tiềm năng kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý”

Tọa đàm mang tính thời sự, nêu bật các vấn đề về biến đổi khí hậu bởi phát thải nhà kính, việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon dưới góc nhìn kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý… Đây là nội dung đặc biệt được quan tâm nhằm thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững. Thông qua các ý kiến tại Tọa đàm sẽ góp phần làm rõ yếu tố pháp lý, nâng cao sự hiểu biết của công chúng và doanh nghiệp đối với các cơ hội cũng như thách thức liên quan đến tín chỉ carbon, tín dụng xanh, tài chính xanh, doanh nghiệp xanh…

Tọa đàm mang ý nghĩa cao về thực tiễn, đặc biệt cụ thể hóa nội dung cần mở rộng phát triển lĩnh vực tiềm năng như chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử, chuyển đổi năng lượng, tài chính xanh, công nghệ xanh để hướng tới tương lai bền vững. Thông qua tọa đàm cũng đề ra những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính đến năm 2050 Việt Nam sẽ đạt được Net Zero (mức phát thải khí nhà kính = 0).

Tại Tọa đàm, các chuyên gia đã trao đổi, làm rõ về cơ chế, vai trò của tín chỉ carbon với phát triển bền vững, những cơ hội và thách thức khi triển khai thị trường này tại Việt Nam. Tọa đàm cũng đưa ra nhiều câu hỏi dưới góc nhìn của doanh nghiệp và người dân, làm thế nào để khai thác được tiềm năng, lợi thế sẵn có, đồng thời tháo gỡ vướng mắc trong vấn đề này, từ đó làm sáng tỏ hơn bức tranh về thị trường tín chỉ carbon.

Thị trường tín chỉ carbon đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp, các nhà quản lý...

Thị trường tín chỉ carbon đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp, các nhà quản lý...

Phát biểu khai mạc, Nhà báo Hà Ánh Bình - Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật Việt Nam cho biết: Tọa đàm mong muốn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy các dự án tín chỉ carbon ứng dụng công nghệ phát thải thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo các vấn đề về môi trường. Nhà báo cũng gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc đến các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cũng như Agribank và các đơn vị đã đồng hành cùng Tọa đàm để góp phần hoàn thành, thực hiện mục tiêu góp phần phát triển kinh tế bền vững.

Nhiều năm qua, Agribank luôn tiên phong, chủ động thực hiện các hoạt động tài chính xanh, ưu tiên cung ứng vốn cho những dự án xanh; nghiên cứu và triển khai các sản phẩm tín dụng xanh, có chính sách ưu đãi, khuyến khích cho vay các dự án, phương án kinh doanh hiệu quả, thân thiện với môi trường… Đặc biệt, triển khai áp dụng đồng bộ các tiêu chí ESG toàn diện và hiệu quả trong hệ thống. Agribank đã và đang tập trung ưu tiên nguồn vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị tăng thêm, năng lượng sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Agribank đã và đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai thực hiện Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Ngoài ra, Agribank tích cực tham gia nhiều dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do Ngân hàng Thế giới (World Bank) và các tổ chức tài chính tài trợ như: Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; Quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp; Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; điện gió; đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên…

Nhận thức sâu sắc về những nguy cơ khi nền nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức từ biến đổi khí hậu; hiểu rõ rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng cũng là rủi ro tín dụng. Thời gian tới, Agribank sẽ nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp từ quản trị đến hoạt động nhằm thực hiện cam kết về xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường.

Đọc thêm