Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng về mối liên hệ mật thiết giữa công tác tuyên vận và vận động tại cơ sở cũng như những hạn chế, bất cập của hai lĩnh vực trên địa bàn. Từ năm 2012, Tỉnh ủy Lào Cai đã quyết định triển khai thực hiện “Đề án thí điểm thực hiện mô hình Ban tuyên vận xã, phường, thị trấn và Tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố” tịa 35 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Sau 5 năm thực hiện và sơ kết, tổng kết giai đoạn thí điểm (2012-2016), ngày 26/10/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Quy định số 11/QĐ-TU quy định tạm thời về công tác tuyên vận.
Bên cạnh phương thức PBGDPL truyền thống như: tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm PBGDPL,..cần phát huy những mô hình PBGDPL mới |
Theo Quy định số 11-QĐ/TU của Tỉnh ủy Lào Cai, Ban tuyên vận xã, phường, thị trấn do cấp ủy cùng cấp thành lập, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy cấp xã. Ban tuyên vận có số lượng từ 7 thành viên trở lên, bảo đảm phù hợp từng địa bàn, gồm: Trưởng ban, 2 phó trưởng ban và các thành viên, trong đó, có một phó trưởng ban chuyên trách được lựa chọn trong số công chức cấp xã và được bố trí vào chức danh có 2 biên chế trở lên (văn phòng – thống kê, tư pháp – hộ tịch, văn hóa – xã hội, địa chính nông lâm nghiệp), có trách nhiệm giúp trưởng ban tổ chức thực hiện công tác tuyên vận.
Ban tuyên vận có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy về công tác tư tưởng, dân vận của Đảng ở cơ sở; đánh giá chi bộ về công tác tuyên vận; trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động tuyên vận ở cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổ tuyên vận.
Ban tuyên vận hoạt động thông qua 4 phương thức cơ bản: Tổ chức hội nghị tuyên vận xã hằng tháng với 3 nội dung chính (Thông tin tình hình thời sự, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm điểm, đánh giá thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ tuyên vận tháng trước, triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ tháng tiếp theo); hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt odongj của tổ tuyên vận; họp ban tuyên vận có thể kết hợp với hội nghị Đảng ủy cấp xã; lưu trữ hồ sơ công tác tuyên vận theo quy định.
Tổ tuyên vận thôn, tổ đân phố do cấp ủy cấp xã thành lập và hoạt động theo quy chế của Đảng ủy cấp xã ban hành. Tổ tuyên vận gồm 3 thành viên hoạt động kiêm nhiệm.Trong đó, tổ trưởng tổ tuyên vận là bí tư hoặc phó bí thư chi bộ các thành viên là trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đại diện MTTQ hoặc đoàn thể chính trị - xã hội, người có uy tín,.. hoạt động dưới sự chỉ đạo, đánh trá trực tiếp, thường xuyên của chi bộ, chi ủy; sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc hằng tháng của ban tuyên vận.
Quy định số 11-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tuyên vận cũng như quá trình tổ chức công tác tuyên vận trong thực tiễn của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở, một trong 3 nội dung chính của công tác tuyên vận là phối hợp thực hiện, PBGDPL, trong đó Sở Tư pháp giữ vai trò là cơ quan chủ trì tham mưu nội dung, hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Từ năm 2012 đến tháng 11/2020, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan trong khối tuyên truyền của tỉnh, nhất là Sở Tư pháp tổ chức biên soạn, cung cấp trên 70 chuyên đề PBGDPL. Các văn bản pháp luật được tuyên truyền đã được biên tập, tuyên truyền, PBGDPL đến cán bộ, Đảng viên tại hơn 12.000 hội nghị tuyên vận và các cuộc họp triển khai nhiệm vụ của 1.503 tổ tuyên vận.
Năm 2014 và 2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh biên tập, xuất bản và tái bản 6300 cuốn “sổ tay công tác tuyên vận” trong đó có gần 20 chuyên đề liên quan đến PBGDPL.
Với sự vào quyết tâm của các cơ quan, ban ngành trong tỉnh, việc triển khai PBGDPL với mô hình tuyên vận tại tỉnh Lào Cai trong những năm qua đã mang lại những hiệu quả quan trọng, rõ rệt, thực chất. Nội dung tuyên truyền, PBGDPL thông qua mô hình tuyên vận đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, chú ý những vấn đề thời sự, được dư luận xã hội quan tâm, đáp ứng yêu cầu đặt ra, qua đó từng bước nâng cap hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân.
Cùng với việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan thực thi pháp luật, việc tuyên truyền, PBGDPL góp phần răn đe, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp.
Thông qua mô hình tuyên vận, việc bố trí nguồn lực đáp ứng yêu cầu PBGDPL được bảo đảm hằng năm, kinh phí lồng ghép trong thực hiện các nội dung hội nghị tuyên vận, do đó không phát sinh chi phí tổ chức hội nghị riêng để phục vụ PBGDPL trong khi hiệu quả thực hiện vẫn được đảm bảo. Theo thống kê, từ năm 2012 đến năm 2020, UBND tỉnh Lào Cai đã cấp gần 70 tỷ đồng từ ngân sách địa phương đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác tuyên vận, trong đó 87% tổng kinh phí dành cho việc thực hiện các nội dung công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở, số còn lại phục vụ việc kiểm tra, giám sát và thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện.
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ khác của công tác tuyên vận, việc thực hiện PBGDPL được tổng hợp, đánh giá, xếp loại hằng tháng từ cơ sở đến cấp tỉnh và sử dụng kết quả này là một căn cứ đánh giá, xếp loại Đảng bộ và tổ chức cơ sở Đảng các cấp. Đây vừa là yêu cầu quan trọng, vừa là động lực để các cấp, các ngành thi đua, thực hiện nhiệm vụ được phân công bảo đảm nghiêm túc, kịp thời, chất lượng.
Tham luận mô hình công tác tuyên vận kết hợp PBGDPL của tỉnh Lào Cai tại hội nghị trực tuyến “Triển khai Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và tại các bộ, ngành, địa phương” được các đại biểu hết sức quan tâm |
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình tuyên vận kết hợp PBGDPL trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cần tiếp tục nâng cao vai trò chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự chủ động, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn, nhất là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Tư pháp trong việc tham mưu cho Tỉnh ủy. Chú trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng việc xác định nội dung, biên soạn chuyên đề, gửi tài liệu, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chuyên đề PBGDPL, nhất là hội nghị tuyên vận hằng tháng phù hợp với đặc điểm của cơ ở vùng cao.
Bên cạnh đó, cần thực hiện trình tự, hình thức, nội dung hội nghị tuyên vận hằng tháng bảo đảm quy định, có sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cơ sở. Căn cứ nội dung từng tháng để thiết kế và thực hiện chương trình hội nghị, các chuyên đề truyền đạt tại hội nghị cần có sự nghiên cứu, biên tập phù hợp, bảo đảm cân đối giữa PBGDPL với các nội dung khác.
Ngoài ra, cần quan tâm bồi dưỡng, trang bị, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên cơ sở, nhất là báo cáo viên phụ trách PBGDPL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nội dung này. Thường xuyên rà soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cơ sở, ưu tiên những cán bộ có năng lực, được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn, uy tín, là người địa phương, có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ.
Hơn thế nữa, cần nghiên cứu lồng ghép nguồn kinh phí PBGDPL hằng năm vào kinh phí thực hiện công tác tuyên vận để nâng cap mức hỗ trợ, bồi đưỡng đối với báo cáo viên PBGDPL tại hội nghị tuyên vận.