Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (13/5): Tỷ giá trung tâm tăng mạnh, USD trong ngân hàng thương mại giảm sâu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Sáng nay (13/5), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD tăng mạnh 19 đồng. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại ngược chiều giảm mạnh so với phiên giao dịch trước.
Hình minh họa.
Hình minh họa.

Tại thị trường trong nước, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 13/5 được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh ở mức 23.149 VND/USD, tăng 19 đồng so với phiên giao dịch sáng qua.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước là 23.125 VND/USD ở chiều mua vào và 23.793 đồng/USD bán ra.

Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại giao dịch lúc 8h sáng nay, cụ thể:

Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức 22.910 đồng/USD (mua vào) - 23.140 đồng/USD (bán ra), giảm 20 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 22.947 đồng/USD (mua vào) – 23.147 đồng/USD (bán ra), giảm 5 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

Giá 1 USD đổi sang VND tại BIDV niêm yết theo tỷ giá: 22.947 đồng/USD (mua vào) - 23.147 đồng/USD (bán ra), giảm 10 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

Tại thị trường thế giới, tỷ giá USD trên thị trường thế giới tăng mạnh. Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,71 điểm. Hiện 1 Euro đổi 1,208 USD; 1 bảng Anh đổi 1,407 USD; 1 USD đổi 109,6 yên.

Đồng USD tiếp tục tăng mạnh cho dù lạm phát ở Mỹ tăng vọt so với dự báo và đồng bảng Anh tiếp tục tăng giá mạnh. Cụ thể, trong phiên giao dịch đêm qua, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số Giá tiêu dùng tháng 4 của nước này đã tăng 0,8%, sau khi tăng 0,6% trong tháng 3. Con số trên đã đánh bại các dự báo của các nhà kinh tế khi đồng thuận cho rằng CPI tháng 4 của Mỹ chỉ tăng 0,2%.

CPI tháng 4 cũng đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ mức tăng 4,9% trong giai đoạn kết thúc vào tháng 9/2008. Loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, lạm phát cơ bản của Mỹ trong tháng 4 cũng tăng 0,9%, đây là mức tăng CPI lõi lớn nhất kể từ tháng 4/1982.

Lạm phát tăng khiến nhiều người đặt cược nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh chóng nhờ mở cửa trở lại sau đại dịch. UN vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lên 5%, dựa vào 2 trụ cột là Mỹ và Trung Quốc với mức tăng trưởng dự kiến là 6,2% và 8,2%.

Đêm qua, các thông tin dữ liệu về kinh tế EU cũng được công bố: Dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 4,3% năm 2021, cao hơn ước tính trước đó là 3,8%; Lạm phát năm 2021 là 1,7% và 1,3% vào năm 2022.

Đọc thêm