Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 15/11: Tỷ giá trong nước tăng giảm trái chiều

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 23.104 VND/USD, giảm 11 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại theo xu hướng tăng trở lại.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.104 VND/USD, giảm 11 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 22.650 VND/USD ở chiều mua vào và 23.758 đồng/USD bán ra.

Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, giao dịch lúc 8h sáng nay:

Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức 22.520 đồng/USD (mua vào) – 22.750 đồng/USD (bán ra), tăng 5 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch cuối tuần.

VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 22.543 đồng/USD (mua vào) – 22.743 đồng/USD (bán ra), tăng 80 đồng chiều mua vào và giữ nguyên mức giá chiều bán ra so với phiên giao dịch cuối tuần.

BIDV niêm yết tỷ giá ở mức 22.545 đồng/USD (mua vào) – 22.745 đồng/USD (bán ra), giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch cuối tuần.

Tại thị trường thế giới (giao dịch lúc 8h sáng theo giờ Việt Nam): Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 95,08 điểm, giảm 0,03%. Hiện 1 Euro đổi 1,145 USD; 1 bảng Anh đổi 1,342 USD; 1 USD đổi 113,88 yên.

Lo ngại lạm phát tiếp tục leo thang vẫn là mối quan tâm hàng đầu của thị trường trong tuần này, đặc biệt là trong bối cảnh các nhà đầu tư mong chờ báo cáo doanh số bán lẻ mới nhất của Mỹ.

Các chuyên gia cũng dự đoán rằng loạt dữ liệu kinh tế mới của Trung Quốc trong tuần này sẽ góp phần xác nhận sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bên cạnh đó, châu Âu đang trải qua một đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, điều này có thể đè nặng lên triển vọng kinh tế chung thời gian tới.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi thêm số liệu việc làm của Anh, đặc biệt là sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) muốn có thêm bằng chứng về sự phục hồi của thị trường lao động trước khi tăng lãi suất.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cảnh báo rằng, giá của các tài sản rủi ro tiếp tục tăng khiến chúng dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn nếu nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.

Fed đã cắt giảm lãi suất xuống gần 0 và bắt đầu mua một lượng lớn trái phiếu kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp, điều này đã góp phần vào xu hướng tăng của cổ phiếu và các tài sản khác. Trong khi thị trường chứng khoán từ lâu đã không còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Fed vẫn giữ nguyên các chính sách khẩn cấp để giúp tình hình việc làm phục hồi vì quá trình này chậm hơn nhiều.

Đọc thêm