Giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Ung thư NSW Karen Canfell cho biết: "Về lý thuyết, ung thư cổ tử cung là một bệnh có thể tránh được"
Mặc dù đã có một số thành công ở các quốc gia có thu nhập cao như Australia, ung thư cổ tử cung vẫn là ung thư phổ biến thứ tư đối với phụ nữ trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở một số quốc gia có thu nhập thấp.
Phần lớn trong số 570.000 ca ung thư cổ tử cung mới trên toàn thế giới năm 2018 là ở phụ nữ sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình thấp.
Sự kết hợp tiêm vắc-xin cho các bé gái, cùng với sàng lọc ung thư cổ tử cung hai lần và tiếp cận với điều trị ung thư cổ tử cung xâm lấn được dự đoán sẽ làm giảm 97% tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh này gần 99%.
Để đạt được mục tiêu này ở 78 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp, các quốc gia sẽ cần phải có tới 90% trẻ em gái được tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV, 70% sàng lọc cổ tử cung hai lần bằng xét nghiệm HPV và 90% điều trị các tổn thương tiền xâm lấn và ung thư xâm lấn vào năm 2030.