Vì bình yên trên sông nước Thủ đô

 

Chuyên chở người dân ra khỏi vùng lũ lụt; ứng cứu tàu thuyền bị đắm hoặc vớt xác  người xấu số…là những nhiệm vụ đột xuất mà mỗi người lính vận tải thủy của Bộ Tư lệnh Thủ đô luôn sẵn sàng thực hiện. Hưởng ứng cuộc vận động “văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, những người lính ở đây như có thêm động lực để tiếp tục hành động một cách có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với xã hội, với đơn vị…  
 

Chuyên chở người dân ra khỏi vùng lũ lụt; ứng cứu tàu thuyền bị đắm hoặc vớt xác  người xấu số…là những nhiệm vụ đột xuất mà mỗi người lính vận tải thủy của Bộ Tư lệnh Thủ đô luôn sẵn sàng thực hiện. Hưởng ứng cuộc vận động “văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, những người lính ở đây như có thêm động lực để tiếp tục hành động một cách có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với xã hội, với đơn vị…  

Đại tá Trần Việt Khoa cùng lực lượng CSGT đường Thủy, CA Hà Nội thăm tàu của Trung đội Vận tải thủy
Đại tá Trần Việt Khoa cùng lực lượng CSGT đường Thủy, CA Hà Nội thăm tàu của Trung đội Vận tải thủy
Hà Nội có lính “vận tải thủy”
Không thể kể hết những công việc của người lính vận tải thủy trong “thời bình” nhưng câu chuyện cứu hộ trong đợt lũ lịch sử tại Hà Nội cuối năm 2008 vẫn làm cho Đại úy, Thuyền trưởng Hoàng Minh Bộ (Trung đội Vận tải thủy, Đại đội Vận tải, BTL Thủ đô Hà Nội) nhớ nhất. Thời điểm đó, các anh được phân công đưa xuồng cứu hộ đến địa phận phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) để di chuyển người dân ra khỏi vùng ngập lụt nặng. Khu vực này khá nguy hiểm vì mức nước thường xuyên ngập đến ngang vai.
Sau khi đã thực hiện hàng chục chuyến xuồng chuyển người ra khỏi khu vực nguy hiểm các anh nhận được tin trong khu vực ngập lụt có người đang trở dạ. Ngay lập tức, cả tổ tìm đến đúng vị trí ngôi nhà (lúc này đã bị ngập tầng 1) có chị phụ nữ nọ rồi đưa lên xuồng, di chuyển đến nơi cao ráo để tiếp tục vận chuyển bằng phương tiện đường bộ đến viện…. “Thế rồi, rất vui và bất ngờ khi sau đó vài tháng, chúng tôi đã được đón tiếp cả hai mẹ con đến chơi và cảm ơn đơn vị”- Đại úy Bộ kể.
Đó là kỷ niệm vui, còn chuyện buồn và những điều day dứt trong khi làm nhiệm vụ? Nghe câu hỏi này, Đại úy Bộ chỉ cho chúng tôi 1 bãi đất trên bờ và kể: “Mỗi năm, ít nhất cũng có vài lần chúng tôi phải xuống sông, vớt xác những người xấu số rồi chuyển lên bãi đất trên kia để bên công an đến khám nghiệm tử thi. Có trường hợp thì tự tử, có trường hợp bị đắm thuyền trên thượng nguồn nhưng dù chết đuối vì nguyên nhân gì thì cũng đều thương tâm lắm. Nghĩa tử là nghĩa tận nên anh em làm việc này không chỉ vì nhiệm vụ của người lính mà đều xuất phát từ tình người và cái tâm của mình”.  
Còn Thượng tá Nguyễn Văn Xuân - Trung đội trưởng Trung đội Vận tải thủy - lại có kỷ niệm khác:“Có lần, chúng tôi đang nghỉ thì các chiến sỹ công an quận đến đề nghị đơn vị giúp đỡ, đưa lực lượng sang bãi giữa sông Hồng để truy bắt tội phạm bỏ trốn. Vậy là chỉ vài phút sau, xuồng của chúng tôi đã nổ máy, sẵn sàng dời bến…” 
Đại úy, Thuyền trưởng Hoàng Minh Bộ kiểm tra an toàn của tàu trước khi dời bến.
Đại úy, Thuyền trưởng Hoàng Minh Bộ kiểm tra an toàn của tàu trước khi dời bến.
Động lực mới từ cuộc vận động
Thượng tá Xuân giới thiệu: “Trung đội hiện đang quản lý hàng chục đầu phương tiện giao thông đường thủy. Ngoài nhiệm nhiệm vụ vận tải, chúng tôi còn có nhiệm vụ huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão, tuần tra kiểm soát quân sự đường sông, phòng cháy- chữa cháy phương tiện thủy….
Trong những năm qua, đơn vị luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn trong giao thông đường thủy. Tuy nhiên, luôn có những nguy cơ tiềm ẩn làm mất an toàn đường sông nên chúng tôi không được phép chủ quan. Chính vì vậy, khi đón nhận phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, mỗi chiến sỹ trong đơn vị như được tiếp thêm động lực mới để tiếp tục đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”. 
Nói về phong trào này, Đại tá Phạm Đình Thạc - Phó Chủ nhiệm Hậu cần, BTL Thủ đô Hà Nội - cho hay: “Nhằm phát huy thành tích đã đạt được, Cục Hậu cần đã tham mưu với BTL Thủ đô Hà Nội triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” với nhiều nội dung, tiêu chí cụ thể như: Tiêu chí văn hóa của người tham gia giao thông đường thủy; Tiêu chí văn hóa giao thông của đơn vị tàu thuyền quân sự; Tiêu chí bến cảng, bến thủy quân sự văn hóa, văn minh, an toàn; Tiêu chí con tàu văn hóa, an toàn; Tiêu chí văn hóa đối với cơ quan, đơn vị chức năng và cá nhân trực tiếp thi hành nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT đường thủy.”
Nghe các chiến sỹ kể chuyện và nhìn những con tàu sạch đẹp, sẵn sàng rời bến đi làm nhiệm vụ, chúng tôi hiểu rằng, phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” tuy mới được triển khai nhưng trên thực tế, nó đã thấm sâu vào từng chiến sỹ, được thể hiện qua những công việc hàng ngày, qua việc hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Đúng như Đại úy, Thuyền trưởng Hoàng Tiến Thọ (Trung đội Vận tải thủy) chia sẻ: “Tuy ít làm nhiệm vụ vận tải như trước đây nhưng chúng tôi luôn thực hiện nghiêm túc công tác bảo quản, bảo dưỡng tàu, thuyền theo quy định, đảm bảo phương tiện sẵn sàng  đi làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào. Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ…đều có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, đúng quy định, luôn tuyệt đối tuân thủ các quy đinh về giao thông đường thủy nội địa cũng như có thái độ ứng sử có văn hóa, có trách nhiệm với cộng đồng” 
Còn ở vị trí chỉ huy của một tàu kiểm soát quân sự, Đại úy Hoàng Minh Bộ cho hay: “Luôn hiểu và tự giác chấp hành quy định về trật tự ATGT đường thủy, trao dồi kinh nghiệm và học hỏi đồng đội, chúng tôi có nhiệm vụ chính là chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý vi phạm ATGT đường thủy của những phương tiện khác. Hơn ai hết, chúng tôi thấy rõ được ý nghĩa thiết thực và bổ ích của cuộc vận động “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, nhất là mỗi khi ứng xử với đồng đội, ứng xử với người dân hoặc khi giúp đỡ người dân trên sông nước của Thủ đô”.
Đánh giá về cuộc vận động, Đại tá Trần Việt Khoa- Phó Tư lệnh BTL Thủ đô Hà Nội cho rằng: “Với sự đồng thuận hưởng ứng và quyết tâm cao của các cấp, các ngành, các đơn vị, tôi tin rằng cuộc vận động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc này sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sỹ và thuyền viên khi tham gia giao thông nói chung và giao thông đường thủy nói riêng”…
Khoa Lâm

Đọc thêm