Kể từ khi xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở xứ cờ hoa, New York biến thành tâm dịch khi chính quyền mất kiểm soát nhanh chóng với tình hình chỉ trong vài ngày. Nguyên nhân được Sputnik chỉ ra là: Chính quyền không thể đối phó với sự lây lan dịch bệnh cấp tính, còn hệ thống y tế không đủ khả năng chạy chữa cho hàng trăm ngàn bệnh nhân.
Theo nhận xét của một số chuyên gia Mỹ, Washington đã bỏ mất sáu tuần - khoảng thời gian lẽ ra có thể chuẩn bị các xét nghiệm, khẩu trang, đồ bảo hộ cho y bác sĩ, dự trữ thiết bị cơ học trợ thở. Những việc đó đã không được thực hiện.
Thêm vào đó, "nguyên nhân chính của khủng hoảng là do thiếu vắng hệ thống y tế thống nhất: tất cả các bệnh viện đều tự hoạt động" - ông Jacob Blass (người có thâm niên 20 năm làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận về chăm sóc sức khỏe) nói.
Thậm chí, một số bệnh viện nhỏ đến mức không có khả năng tiếp cận nhà cung cấp thiết bị bảo hộ, thiết bị y tế khi các bệnh nhân đều là người già và nghèo khổ. Do thiếu kinh phí nên phải đóng cửa, - như Tiến sỹ Y khoa Margaret Johnson, chuyên gia nghiên cứu bệnh học thực hành từ Bắc Carolina giải thích với Sputnik.
Việc thiếu hệ thống y tế thống nhất khiến Mỹ khó khăn trong đối phó dịch COVID-19. |
Ở Mỹ, "tiếp cận y tế là vấn đề và đại dịch đơn thuần khiến khám chữa bệnh trở thành yêu cầu bức thiết số 1", Tiến sỹ Y khoa Margaret Johnson cho biết.
Mặc dù có hệ thống bảo hiểm thương mại nhưng với căn bệnh nguy kịch nghiêm trọng bất thường, không phải ai cũng có thể chi trả khoản tiền lớn lấy ra từ túi mình. Ở Mỹ, khách hàng thường tự trả tiền cho các dịch vụ y tế rồi sau đó mới nhận khoản hoàn lại của bảo hiểm (thường chỉ là một phần chi phí, cao nhất là 80%).
Đối với hàng triệu người sống dưới mức nghèo khổ được hưởng bảo hiểm Nhà nước Medicaid (được hưởng dịch vụ y tế miễn phí hoặc rẻ tiền). Trong khi xảy ra đại dịch, một số bang ở Mỹ tuyên bố rằng Medicaid vẫn duy trì hiệu lực trong chế độ bình thường.
Bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch COVID-19 ở Mỹ hiện nay là 27,5 triệu người không hề có bất kỳ bảo hiểm nào. Nói cách khác, 8,5% cư dân Mỹ không có cơ hội sử dụng dịch vụ y tế.
"Các bệnh viện làm việc vì tiền, không thể khơi khơi đến bệnh viện và nói rằng tôi có vấn đề về sức khỏe", - ông Jacob Blass giải thích. "Ở các khoa cấp cứu không có phòng cách ly, không có phương tiện bảo vệ, không có gì hết. Và chẳng rõ là ai sẽ thanh toán chi phí".