“Việt
“Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta luôn coi trọng việc tham gia vào các điều ước quốc tế về quyền con người nhằm thể hiện cam kết cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện quyền con người”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc hội thảo.
Ông Sơn cũng đánh giá, các năm 2009, 2010 là giai đoạn đáng ghi nhớ của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về quyền con người, đặc biệt với các cơ chế quốc tế và khu vực về quyền con người.
Trong năm 2009, các cơ chế này đã bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện quyền con người theo Cơ chế Kiểm điểm định kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ) và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao đối với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới của nhân dân Việt Nam và cam kết rõ ràng của Nhà nước Việt Nam đối với thúc đẩy quyền con người. Báo cáo cũng giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn chính sách nhất quán của Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển đất nước, là trung tâm của các chính sách kinh tế và xã hội.
Hội thảo “Các Công ước quốc tế về quyền con người và cơ chế thực hiện” diễn ra tại Hà nội trong hai ngày (22-23/12), do Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển quốc tế Australia tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác kỹ thuật về lĩnh vực quyền con người giữa Việt Nam và Australia bắt đầu từ năm 2006.
Chương trình Hợp tác kỹ thuật về lĩnh vực quyền con người giữa Việt Nam và Australia bao gồm hợp tác với Bộ Tư pháp trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hợp tác với Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Hội Luật gia trong tăng cường bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hệ thống pháp luật tranh tụng cũng như hỗ trợ cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tăng cường sự tham gia của phụ nữ và các diễn đàn luật pháp và quyền con người.
Năm 2010, Việt
Cũng trong năm 2010, để triển khai cam kết đã đưa ra trong quá trình báo cáo UPR, Việt Nam đã đón chuyên gia độc lập về các vấn đề thiểu số tháng 7/2010, chuyên gia độc lập về nhân quyền và đói nghèo tháng 8/2010. Trong những năm tới, Việt
Theo ông Lê Hoài Trung, cộng đồng quốc tế nhận thấy rõ quá trình đổi mới toàn diện ở Việt
Về thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người, chúng ta đã cơ bản thực hiện đầy đủ các cam kết của mình trong việc nội luật hóa. Chẳng hạn: Quốc hội đã thông qua Luật đối với người tàn tật trước khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về người tàn tật mà nội dung chính của nó đã thể hiện đầy đủ trong luật của Việt Nam; Luật về bình đẳng giới thể hiện rất rõ những nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong Công ước về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ…
Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 5 Công ước quốc tế chủ chốt của LHQ về quyền con người, các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và nhiều thỏa thuận cũng như các hiệp định song phương khác nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Việt
Nhìn chung, Việt Nam đã được đánh giá cao trong việc thực hiện nghĩa vụ các báo cáo về đảm bảo quyền con người, làm đúng thời hạn, có chất lượng, nghiêm túc báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ cập toàn diện về tình hình thực hiện quyền con người; thực thi có trách nhiệm các nghĩa vụ theo các quy định của điều ước quốc tế và khu vực.