Việt Nam phải đủ mạnh để đối phó với chiến tranh mạng

Ông Nguyễn Viết Thế, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học nghiệp vụ (Bộ Công an), cho rằng, năm 2012, nguy cơ chiến tranh mạng và chiến tranh điện tử sẽ luôn hiện hữu nên Việt Nam cần có một tổ chức đủ mạnh để đối phó với các nguy cơ này.

Ông Nguyễn Viết Thế, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học nghiệp vụ (Bộ Công an), cho rằng, năm 2012, nguy cơ chiến tranh mạng và chiến tranh điện tử sẽ luôn hiện hữu nên Việt Nam cần có một tổ chức đủ mạnh để đối phó với các nguy cơ này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đánh giá  của các tổ chức về an toàn thông tin, hiện nay có khoảng 20 nước trên thế giới có tiềm năng phát động cuộc chiến tranh mạng. Như vậy, nguy cơ chiến tranh mạng đối với những nước phát triển mạnh về CNTT là hiện hữu.

Mặc dù hàng tháng Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn có những cuộc họp với các đơn vị chuyên môn, kịp thời xử lý những vấn đề gì nóng của an ninh mạng, nhưng vai trò của VNCERT hiện nay mới chỉ xử lý khắc phục sự cố máy tính. Việt Nam cũng nên có cơ quan chuyên trách ở mức độ quốc gia, từ đó mới đối phó được với chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng.

Theo nhận định của Trend Micro thì có 12 nguy cơ an ninh mạng trong năm 2012. Tuy nhiên, theo tôi, trong năm 2012 sẽ nổi lên 5 dự báo nguy cơ lớn. Đó là các virus thâm nhập các hệ thống banking để rút tiền sẽ phát triển mạnh. Việc ứng dụng điện toán đám mây đã mang lại nhiều lợi ích về hạ tầng, chi phí giảm thiểu nhưng bảo mật cho điện toán đám mây là vấn đề nóng.  Cùng với đó là các thiết bị di động sẽ là đích hướng tới của giới tội phạm công nghệ cao… Virus siêu đa hình mặc dù được cảnh báo nhưng vẫn diễn ra và lây nhiễm mạnh.

Ngoài ra, một vấn đề khác cần lưu ý là một tổ chức quốc tế đã đánh giá Việt Nam là một trong những “ổ máy tính ma” lớn, đứng thứ 11 trên thế giới. Đó là do người dùng máy tính, internet Việt Nam còn có những tồn tại sơ hở, ý thức bảo mật kém, không tắt máy sau khi dùng xong, không rút nguồn… nên dễ bị các đối tượng sử dụng phần mềm truy nhập tự động bật máy, chiếm quyền điều khiển máy và từ đó tấn công các máy khác, biến máy đó thành máy tính “ma”.

Tôi cho rằng, khi công nghệ thông tin càng phát triển đồng hành cùng với những gia tăng về sự họat động của tội phạm mạng. Chúng ta cần xác định tìm cách hạn chế và sống chung với tình trạng đó.

Đức Đặng

Đọc thêm