Vùng than ấm tình Bác…

Trong những năm 60, ngành than có vị trí đặc biệt quan trọng. Lúc đó, về năng lượng, nước ta chỉ có than, ngoài ra không còn nguồn năng lượng nào khác và xuất khẩu, than cũng là nguồn hàng chủ lực. Chính vì ngành than có vị trí quan trọng như vậy nên Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và riêng Bác Hồ cũng dành cho Quảng Ninh, cho ngành than những tình cảm đặc biệt.

Trong những năm 60, ngành than có vị trí đặc biệt quan trọng. Lúc đó, về năng lượng, nước ta chỉ có than, ngoài ra không còn nguồn năng lượng nào khác và xuất khẩu, than cũng là nguồn hàng chủ lực. Chính vì ngành than có vị trí quan trọng như vậy nên Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và riêng Bác Hồ cũng dành cho Quảng Ninh, cho ngành than những tình cảm đặc biệt.

Năm 1946, Bác Hồ - với cương vị là người đứng đầu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – gặp đại diện của Chính phủ Pháp trên một chiến hạm của Pháp ở Vịnh Hạ Long.

Từ trên chiến hạm này, ngắm nhìn phong cảnh thơ mộng trên Vịnh, lòng đầy cảm hứng, Người nói: “Vùng mỏ nước ta thật đẹp và giàu, thợ mỏ của chúng ta thật vô cùng anh dũng”. Kháng chiến bùng nổ, hướng về vùng mỏ, Người viết thư khích lệ nhân dân nơi đây tích cực phá hoại kinh tế của địch. Hòa bình lập lại trên miền Bắc, một năm sau, Bác viết thư thăm hỏi và động viên nhân dân, công nhân Quảng Ninh. Vùng mỏ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim Người.

ứyey
Ngày 30 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cơ sở sản xuất vận chuyển than ở vùng mỏ Quảng Ninh.

Cuối những năm 50, mỏ Cẩm Phả đang thời kỳ khôi phục, chưa phân thành các mỏ như bây giờ. Bác Hồ đến thăm vùng mỏ ngày 30/3/1959, không quản bụi bặm, Bác leo lên tận tầng 10 công trường khai thác cơ khí mỏ Đèo Nai.

Đến từng cỗ xe goòng, Bác căn dặn công nhân: “Ngày nay khu mỏ là của nhân dân nói chung và của công nhân nói riêng. Công nhân là giai cấp lãnh đạo, là chủ khu mỏ thì phải làm sao cho xứng đáng. Để xe máy hỏng, lười biếng, lãng phí đều không xứng đáng với vai trò làm chủ. Muốn làm những người chủ xứng đáng thì phải thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.Bây giờ chúng ta làm cho mình, cho nhân dân và cho con cháu chúng ta nữa”.

Bác còn đến thăm nhà ăn tập thể phục vụ công nhân ở công trường than trụ mỏ Đèo Nai. Người ân cần hỏi chị em phục vụ, xem từng suất ăn của những người thợ mỏ và rất hài lòng về sự phục vụ ở đây. Trong cuộc mít tinh của đồng bào, Bác đã biểu dương nhà ăn tập thể của công trường than trụ Đèo Nai tuy nhà lá đơn sơ nhưng phục vụ tốt, phê bình khu nhà ba tầng Cẩm Phả đồ sộ nhưng bẩn thỉu mất vệ sinh.

Tết năm 1965, Bác lại dành cho Quảng Ninh một vinh dự đặc biệt: Người về ăn Tết với vùng mỏ. Quảng Ninh hiện còn lưu giữ một bức ảnh quý, chụp tại Trường cấp III Hòn Gai  - nơi lãnh đạo, nhân dân Quảng Ninh tổ chức đón Người: Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, thay mặt nhân dân và công nhân vùng mỏ, biếu Bác “Hòn than đầu tiên của kế hoạch khai thác năm 1965 vì miền Nam ruột thịt”.

Tết đó, Quảng Ninh rộn ràng, ấm áp hẳn lên. Gần Tết, tin Bác về ăn Tết tuy được giữ bí mật nhưng vẫn bị lộ ra ngoài. Tỉnh ủy có thông báo, Tết này phải có thành tích đặc biệt để báo cáo với Đảng, Chính phủ và Bác Hồ. Các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất đều xem lại kế hoạch. Mọi người đoán già đoán non thế mà cũng đúng, chỉ có địa điểm đón Bác cụ thể ở chỗ nào thì bí mật đến cùng.

Việc tổ chức đón Bác được các tổ chức, đoàn thể, các cơ sở sản xuất chuẩn bị chu đáo, nhất là việc cử cán bộ công nhân viên tham gia đoàn đi dự mít tinh đón Bác phải lựa chọn kỹ từng người. Ở nhà máy, mỏ than do Giám đốc, Công đoàn giới thiệu để Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công đoàn tỉnh và Mặt trận Tổ quốc tỉnh chọn. Ngày 2/2/1965, Bác về Hòn Gai. Nhân dân các nơi nườm nượp đổ về thị xã.

Trong cuộc mít tinh, Người thăm hỏi và chúc Tết đồng bào, kêu gọi công nhân mỏ thi đua lao động sản xuất “Vì miền Nam ruột thịt”. Bác trao tặng ngành Than Cờ thưởng luân lưu khá nhất và trực tiếp giao cho mỏ than Đèo Nai. Khi nhận hòn than từ tay đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Người hài lòng nói: “Bác mong sẽ được các chú tặng hòn than cuối cùng của kế hoạch năm 1965 trước thời hạn nhiều ngày”.

Vâng lời Bác, cả vùng than dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất, mở “chiến dịch sản xuất than vì miền Nam ruột thịt”, mở các công trường “Bà Rịa”, “Rạch Giá”, “Long Châu Hà”… Công đoàn đã tổ chức đợt học tập cho cán bộ, công nhân làm theo lời Bác dạy, thành tích sản xuất than ngày một nhiều, mặc dù chiến tranh bắn phá của Mỹ xuống vùng mỏ ngày thêm ác liệt…

Đỗ Văn Phú (Theo lời kể của đồng chí Lê Bùi – nguyên Ủy viên BCH Tổng Công đoàn Việt Nam)
 

Đọc thêm