“Vượt cạn” Covid

(PLVN) -“Có thêm cái đẹp để dẹp bớt cái xấu. Có thêm cái hoàn thiện, hoàn mỹ để bổ trợ, định hướng cho cái khiếm khuyết, lệch lạc”. Đó là sự gợi mở, định hướng dư luận xã hội hết sức thú vị và có tính thuyết phục cao.  

Thật vậy. Khi ta phê phán hay phản biện một vấn đề nào đó không phải là để đi vào ngõ cụt, triệt tiêu mà nhất thiết cần có giải pháp phù hợp. Đây là nguyên tắc cốt lõi để tránh giật lùi sự phát triển và thui chột tư duy sáng tạo của con người.

Đi đến vấn đề cụ thể hơn đó là an ninh năng lượng. 

Ý tưởng xây dựng một con đập thủy điện hay nhiệt điện bao giờ cũng viện dẫn những mục tiêu hướng tới, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ điện năng quốc gia , góp phần sử dụng hiệu quả những tài nguyên nước, khoáng sản hay năng lượng hóa thạch. Đó là mệnh đề đúng nhưng chỉ có tác dụng trong một giai đoạn nhất định nào đó chứ không phải phù hợp trong mọi điều kiện.

Và thực tiễn đã cho thấy, càng ngày những hệ lụy nguy hại đến môi trường từ việc phát triển ồ ạt, bất chấp các loại hình sản xuất điện như thế này đã châm ngòi cho cuộc bùng nổ nguy hại cuộc sống chúng ta.   

Thủy điện hay nhiệt điện làm cho con người liên tục hứng chịu những ảnh hưởng xấu về môi trường, biến đổi khí hậu diễn biến cực đoan là điều chắc chắn mà ai cũng phải thừa nhận, chưa kể đến nạn di dân để có được vị trí đặt công trình.

Mặt khác, quy mô của Nhà máy cho dù lớn hay nhỏ thì cũng gây tác động xấu đến các dạng địa hình. Đất đai nơi khai khoáng, chặn - nắn dòng chảy tự nhiên, đào xới, đốn hạ gỗ rừng… không những khó trồng trọt, giảm sản lượng mà hệ sinh thái còn bị tổn thương trầm trọng.

Ngoài ra, việc xuất hiện một đập thủy điện có chiều cao từ vài chục đến trăm mét dùng để trữ hàng chục tỷ tấn nước đã gây ra hiện tượng mô men quán tính. Tác động đến vòng quay làm chậm nhịp xoay của Trái đất, tạo ra hàng loạt địa chấn trong khu vực.

 
Ảnh minh họa

Những năm gần đây, thủy điện trên dòng chính sông Mekong đua nhau mọc lên. Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây dựng đập Pak Beng - đập thủy điện lớn thứ ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong, bất chấp sự phản đối từ phía các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

Hồi tháng 05/2019, tạp chí khoa học Nature trích dẫn kết quả một công trình nghiên cứu của thế giới về tác hại của thủy điện đối với sông ngòi, theo đó tình trạng trên sông Mê Kông là đặc biệt nghiêm trọng.

Giáo sư Bernhard Lehner, thuộc đại học Canada McGill, cho AFP biết là tính trung bình, ngư dân hàng năm đánh bắt được hơn 1 triệu tấn cá nước ngọt từ sông Mê Kông, nhưng hiện giờ có quá nhiều đập thủy điện dự kiến được xây dựng và điều này sẽ rất có thể tác động tiêu cực tới sự sinh sôi phát triển của rất nhiều loài thủy sản.

Với những khiếm khuyết đó, nhiệt điện - thủy điện đã đến hồi kết để nhường chỗ cho năng lượng tái tạo lên ngôi.  Theo quy luật những gì không còn phù hợp sẽ tự đào thải và bị loại bỏ dần để “có thêm cái đẹp dẹp bớt cái xấu”

Để có thêm cái hoàn thiện, hoàn mỹ phải can trường vượt Covid

Giữa mùa dịch dã liên miên, lại thiên tai, thảm họa liên tiếp, kinh tế có phần sụt giảm, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp lo lắng bởi Covid-19 quyết định không nhỏ đến kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Trong cái vật vã với mùa dịch, các ngành hàng sản xuất - kinh doanh gần như tê liệt thì nơi ấy - miền biên viễn phương Nam Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai vẫn sáng cả ngày lẫn đêm.

Nhìn lại lịch sử, sau khi giai đoạn I phát điện thành công vào tháng 6/2019 thì ngay sau đó, một kế hoạch lớn để khởi động giai đoạn II. Trải qua gần 6 tháng cùng cả nước đương đầu đối phó với đại dịch, nhưng Tập đoàn vẫn lướt dịch một cách ngoạn mục để ngay khi nCoV vừa dứt, cuộc tổng động viên được ban hành để tất cả cùng vào cuộc. Chớp nhoáng chưa đầy 4 tháng (15/9/2020) cho toàn bộ các bước từ khâu giải phóng mặt bằng, tập kết nguyên vật liệu và cả nguồn nhân lực thi công, nhất là gói tài chính phải đủ lớn để “tác chiến tia chớp”. Thế là, giai đoạn II của Nhà máy ĐMT Sao Mai đã hòa lưới điện quốc gia ngoạn mục vào 23h ngày 2/12/2020, kết thúc trọn vẹn tổng thể Sao Mai Solar có công suất 210 Mwp, vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng. 

 Điện Mặt trời Sao Mai kết quả của tinh thần quả cảm

ĐMT trở thành biểu tượng, thành thương hiệu, thành giá trị, thành văn hóa mang vinh quang, ánh sáng, niềm tự hào cho đất nước, dân tộc và cho cả Tập đoàn Sao Mai trên bước đường phát triển, đó là điều hiển nhiên.

Đại công trình Nhà máy Điện Mặt trời Sao Mai xuất hiện sừng sững dưới chân Núi Cấm đã tạc vào nơi Thất Sơn linh thiêng một nét hiện đại bao chứa dòng chảy lịch sử hào khí kiêu hùng.

Không hề mang tính phong trào, Sao Mai đã khẳng định đầu tư vào ĐMT là sự nghiêm túc và vô cùng sáng tạo. Họ đã chứng minh tâm huyết về sự thịnh vượng của non sông, trách nhiệm với nhân dân và dự đoán được xu hướng phát triển phù hợp với quy luật của cuộc sống mà tạo hóa đã mặc định.

Đọc thêm