WikiLeaks tiết lộ 250.000 công hàm ngoại giao

Nội dung của 250.000 công hàm ngoại giao của Mỹ tiếp tục rò rỉ trên trang web WikiLeaks hôm 28/11 rồi được dẫn lại trên báo chí toàn thế giới. Chính quyền Mỹ lên án WikiLeaks “vô trách nhiệm” và gây nguy hiểm chết người cho các nhà ngoại giao Mỹ cùng những người khác.

Nội dung của 250.000 công hàm ngoại giao của Mỹ tiếp tục rò rỉ trên trang web WikiLeaks hôm 28/11 rồi được dẫn lại trên báo chí toàn thế giới. Chính quyền Mỹ lên án WikiLeaks “vô trách nhiệm” và gây nguy hiểm chết người cho các nhà ngoại giao Mỹ cùng những người khác.

Tờ New York Times dẫn lại thông tin của WikiLeaks và đưa con số “1/4 triệu công hàm ngoại giao mật của Mỹ”, trong khi đó các tờ báo “Le Monde” của Pháp, “The Guardian” của Anh, “El Pais” của Tây Ban Nha và “Der Spiegel” của Đức cũng dành sự quan tâm đáng kể tới vụ rò rỉ thông tin này trên trang web WikiLeaks. Những công hàm ngoại giao của Mỹ “phô ra toàn cảnh chưa từng thấy về những cuộc đàm phán bí mật mà các sứ quán nước Mỹ trên khắp thế giới thực hiện”.

Hôm 28/11, WikiLeaks khẳng định là nạn nhân của một vụ tấn công tin học và bắt đầu công bố một con số kỷ lục – 251.287 công hàm ngoại giao của Mỹ từ năm 1996 đến tháng 2 vừa qua. Trang web này nhấn mạnh tới “mâu thuẫn” giữa vị thế chính thức của Mỹ và “cái thể hiện phía sau cánh cửa đóng kín”.

Những tài liệu vừa được phát đi vén lên bức màn về việc các nhà ngoại giao Mỹ thường xuyên những chiêu thức bí mật về một loạt các hồ sơ, cả nhạy cảm lẫn không. Tờ Guardian cho biết, Quốc vương Abdallah của Ả rập Xê út đã kêu gọi Mỹ tấn công Iran và “chặt đầu rắn” để kết thúc chương trình hạt nhân của nước này.

Các tài liệu khác thì tiết lộ Israel đã cố gắng thúc giục Mỹ cứng rắn. Một bức điện của Mỹ kể lại một cuộc trao đổi giữa Amos Gilad – một quan chức Israel – et Ellen Tauscher – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ. Trong bức điện này, ông Gilad tuyên bố về chính sách với Iran của Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Đó là một ý tưởng tốt, nhưng rõ ràng nó sẽ không thể vận hành được”. Nhiều tài liệu cũng có thể xác nhận những trở ngại đối với các cuộc gặp trong tương lai giữa Mỹ và các đối tác của nước này.

Ông chủ của WikiLeaks.

Ngoài ra, trong số hàng nghìn tài liệu trên, có tài liệu cho thấy Iran đã cố cải tạo rocket của Triều Tiên để dùng làm tên lửa tầm xa; tham nhũng trong Chính phủ Afghanistan; mặc cả về việc đóng cửa nhà tù của Mỹ ở Guantanamo; Mỹ lúng túng trong việc ngăn Syria cung cấp vũ khí cho Hezbollah tại Li- băng…

Về phần mình, ông chủ của WikiLeaks Julian Assange cho rằng, chính quyền Mỹ sợ phải chịu trách nhiệm sau khi những tài liệu mật được trang web này phát tán.

Cho tới nay, chưa biết nhân vật nào đã chuyển các tài liệu ngoại giao mật của Mỹ tới WikiLeaks.

Tuy nhiên, nghi ngờ hiện đang đổ dồn vào một nhà phân tích tin tình báo bị bắt tại Iraq hồi tháng 6 vừa qua tên là Bradley Manning. Trong vụ rò rỉ thông tin mật lần trước, nhân vật này đã bị buộc tội làm lộ tin tức cho WikiLeaks.

Quang Minh (Theo AFP, Le Monde, NYT)