Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, việc XK tôm sang EU theo Hiệp định EVFTA là cơ hội để gắn kết sâu rộng vào thị trường toàn cầu có giá trị cao và chất lượng cao.
Theo Thứ trưởng, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU có tính bổ trợ lẫn nhau, chứ không cạnh tranh trực tiếp. EU nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ cao về cơ khí, máy móc, dược phẩm, nông sản ôn đới và chế biến mà Việt Nam có nhu cầu. Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các sản phẩm nông sản nhiệt đới mà thị trường EU cần.
Thông qua quan hệ thương mại và đầu tư với EU, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp thu năng lực công nghệ, năng lực quản trị hiện đại, từng bước chuẩn hóa, nâng cấp các quy trình sản xuất của Việt Nam để gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Hiệp định EVFTA, thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên), EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch XK của Việt Nam trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.
Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế XK một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU có mức thuế hiện nay là 12% đến 20% sẽ về 0% ngay như tôm sú đông lạnh. Sau 5 đến 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, một số mặt hàng tôm khác sẽ được điều chỉnh về 0%.
Những lô tôm đầu tiên được XK sang châu Âu theo EVFTA. |
Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết, từ đầu tháng 8 đến nay, XK thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020. Trong đó mặt hàng tăng tập trung nhiều vào tôm và mực… Riêng trong tháng 7/2020, XK tôm của Việt Nam sang EU đạt hơn 54 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7/2019.
Bộ NN&PTNT dự kiến, XK tôm sang EU tháng 8 năm nay có thể tăng khoảng 20% so với tháng 8/2019. Từ nay đến hết năm, XK tôm Việt Nam sang EU dự kiến sẽ tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng chưa cao do vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19.
Doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu tôm sang EU theo EVFTA có tiềm lực như thế nào?
Dự kiến trong năm 2020 doanh số XK vào EU của Thông Thuận group đạt khoảng 45 triệu USD./ |
Theo ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, chế biến tôm đông lạnh là mặt hàng XK chủ lực thứ hai của tỉnh, chiếm 43,5% trong tổng cơ cấu XK của tỉnh; trong đó chủ yếu là từ đóng góp của Công ty TNHH Thông Thuận - Chi nhánh Ninh Thuận, chiếm hơn 95% giá trị kim ngạch XK tôm của tỉnh.
Trong lĩnh vực chế biến, tôm XK của Thông Thuận Group có hai nhà máy. Một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Thành Hải tỉnh Ninh Thuận và một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Suối Dầu tỉnh Khánh Hòa. Doanh số XK của hai nhà máy hàng năm đạt 100-120 triệu USD; với cơ cấu thị trường: Nhật Bản chiếm 35%; EU chiếm 45%; Mỹ chiếm từ 10-15%, còn lại các thị trường khác.
Quy trình sản xuất của công ty Thông Thuận là một chuỗi sản xuất khép kín từ con giống đến nuôi và chế biến XK. Toàn bộ các Xí nghiệp nuôi và nhà máy của Thông Thuận đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đối với thị trường Châu Âu công ty có đầy đủ các chứng chỉ: GLOBAL GAP, ASC, BRC, BAP 3 SAO, IFS, BSCI, SEDEX, BAP 4 SAO tạo ra nguồn sản phẩm thủy sản XK chất lượng cao; được khách hàng các nước tin tưởng, thị trường luôn tăng trưởng.
Khi Việt Nam tham gia EVFTA các đơn hàng của công ty tại thị trường EU cũng tăng mạnh và có sự dịch chuyển cơ cấu nhóm thị trường xuất hàng của toàn hệ thống. Tính tới 31/8/2020 Doanh thu hoạt động XK của toàn hệ thống đạt gần 70 triệu USD. Tháng 9/2020 Thông Thuận Group dự kiến XK 9,5 triệu USD trong đó xuất vào EU khoảng 4.5 USD. Dự kiến trong năm 2020 doanh số XK vào EU của Thông Thuận group đạt khoảng 45 triệu USD.
Trong đợt XK tôm đầu tiên sang thị trường EU theo Hiệp định PVFTA, Công ty Thông Thuận chuẩn bị xuất 4 container tôm đông lạnh đi các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Anh với số lượng hàng trăm ngàn tấn…