2 người chết, hàng ngàn ha hoa màu tan hoang sau bão

Tính đến thời điểm hiện tại (trưa 31/7), mặc dù bão tan hoàn toàn và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng đã có 2 người thiệt mạng và hàng ngàn ha hoa màu bị ngập.  

Tính đến thời điểm hiện tại (trưa 31/7), mặc dù đã tan hoàn toàn và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng đã có 2 người đã thiệt mạng cộng với hàng ngàn héc ta hoa màu đã bị ngập trong cơn bão số 3.

Theo thông tin từ  Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW, 2 người chết trong cơn bão số 3: tỉnh Nghệ An đã có 1 người thiệt mạng do bị điện giật, tại Sơn La có 1 người chết do bị sét đánh.

Cơn bão tấn công bãi biển Đồ Sơn - Hải Phòng (Ảnh Tuổi trẻ)

Người chết ở Nghệ An được xác định là ông Phạm Xuân Tứ, 68 tuổi, xóm 7, xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mưa, dây điện bị đứt và giật chết ông Tứ vào khoảng 11h ngày 30/7.

Còn ở Sơn La, lúc 5h ngày 30/7, mưa to và dông tại khu vực suối Chiềng Xôm, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, làm ông Cà Văn Biến, 60 tuổi bị sét đánh. Sau thiên tai, chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo, tổ chức việc thăm hỏi, hỗ trợ gia đình người bị nạn.

Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đề nghị các Bộ, ngành địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, dự báo và cảnh báo kịp thời, nhất là các tỉnh miền núi để có biện pháp chỉ đạo phòng, tránh; khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, có biện pháp giúp đỡ đối với những hộ gia đình bị thiệt hại để sớm ổn định đời sống; đồng thời kiểm tra an toàn các hồ chứa theo phân cấp, nhất là các hồ chứa nhỏ, các hồ chứa đã tích đầy nước.

Cảnh tượng tan hoang trong 1 căn nhà nghèo ở Hà Tĩnh sau cơn bão số 3 (Ảnh Quốc Châu)

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TW, đến sáng nay, 31/7, bão số 3 đã tan hoàn toàn trên địa phận nước ta, suy yếu thành vùng áp thấp. Cơn bão số 3 đi qua để lại khá nhiều thiệt hại cho người dân. Cụ thể:

Nghệ An: Ngoài trường hợp chết người, thiệt hại về vật chất, bước đầu ghi nhận có 5 ngôi nhà cửa bị tốc mái, hư hại, 1 trường học ở huyện Anh Sơn, Nghệ An bị tốc mái. Ngoài ra, có trên 2.500 ha hoa màu ở Nghệ An bị ngập nước do mưa lớn.

Tuyến đê Vinh đoạn qua xã Hưng Hòa, thành phố Vinh cũng xảy ra sạt lở do mưa lũ gây ra. Các điểm sạt lở nằm ngay chân đường ven sông Lam nối từ Thành phố Vinh đến thị xã Cửa Lò và cách bờ sông Lam khoảng 200m.

Ngay khi xuất hiện sạt lở tại tuyến đê Vinh, tỉnh Nghệ An đã cử lãnh đạo tỉnh cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục đê điều có mặt tại hiện trường chỉ đạo lực lượng quản lý đê hàn khẩu ngay những điểm sạt lở.

Hà Tĩnh: Chiều tối 30/7, hàng chục ngôi nhà ở huyện miền núi Vũ Quang bị lốc xoáy tàn phá, hàng trăm cây cối bị gãy đổ, hàng chục ruộng mía, hoa màu bị hư hỏng nặng. Thiệt hại ước tính đến hàng trăm triệu đồng.

Quảng Ngãi: Đối với tàu QNg 95010 với 12 lao động bị chìm ngày 27/7 tại khu vực quần đảo Trường Sa, ngày 30/7, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn số đề nghị Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ngãi lập thủ tục theo quy định trình UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao làm việc với phía Philippin để giải quyết cho 12 ngư dân Việt Nam sớm về nước.

Hải Phòng: Tuy không phải là tâm bão, nhưng Hải Phòng cũng bị thiệt hại khá lớn. Tại huyện đảo Cát Hải, triều cường kết hợp sóng lớn tràn qua đê gây ngập lụt 1/3 thị trấn Cát Hải. Toàn bộ tuyến đê Bến Gót - Gia Lộc dài 3 km bị sạt lở nghiêm trọng.

Tại Đồ Sơn, sóng mạnh cao hàng chục mét đã phá vỡ hơn 600 m bờ kè khu vực du lịch quốc tế Hòn Dấu. Nước biển tràn vào trung tâm thị xã gây ngập sâu. Văn phòng 2 của UBND huyện Cát Hải cũa bị nước biển tràn vào.

Sơn La: Ngoài cái chết thương tâm của ông Cà Văn Biến, tỉnh còn chịu ảnh hưởng nhiều của cơn bão Trong đó  có 3 tàu bị hư hỏng (Hải Phòng: 1, Quảng Bình: 2); 1 thuyền gỗ tại tỉnh Nam Định bị trôi, mất tích (trên không có người).

Trước đó, bão số 3 khi đổ bộ vào đất liền được dự báo sẽ mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Tuy nhiên, thực tế là bão đã suy yếu, tan trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An trước khi đổ bộ vào đất liền. Hiện các địa phương đang chuyển sang công tác chống mưa lũ sau bão.

Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, vùng ven biển các tỉnh từ Nam Định đến Nghệ An còn có gió mạnh cấp 5, 6. Ở phía Đông Bắc bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Vùng núi đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Thiên Ân (tổng hợp)

Đọc thêm