3 lời nói 'nựng', cha mẹ không nên gieo vào lòng con

0:00 / 0:00
0:00
Hầu hết các bậc cha mẹ đều nói nựng con cái của họ. Đó là những câu nói mang tính yêu chiều, yêu thương mà các bậc cha mẹ muốn dành riêng cho con cái mình. 

Đó là những câu nói dường như chỉ có cha mẹ mới nói như vậy. Điều này có thể không sai bởi con bạn là người tuyệt vời nhất trong mắt của bạn. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, những lời nói đó có thể mang lại cho con một tâm lý khá nguy hiểm.

“Con là số 1”, “Con xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất”

Trong một trò chơi giải đấu của đám trẻ trong sân của xóm, con bạn giành vị trí dẫn đầu và bạn chạy tới nói “con của mẹ thật giỏi. Con là số 1, trời ơi con tôi giỏi quá”; “Con đã giành được giải nhất. Quá tuyệt. Con xứng đáng được điều tốt nhất”…

Lời nói ấy mang tính cưng nựng, mang tính vuốt ve, yêu chiều một đứa trẻ nhưng thực ra, lời nói ấy trong phạm vi nhỏ hẹp, nó không hẳn đúng nếu thực hiên trong phạm vi lớn hơn.

Ví dụ, nếu con thi đấu trong một môi trường của toàn thành phố thì chắc gì con đã được thành tích. Thế nên, câu nói đó của bố mẹ vô tình gieo vào lòng con “con là số 1 và mọi người phải tôn trọng ta, phải nợ ta một điều gì đó".

Là cha mẹ, chắc chắn muốn con mình có mọi thứ tốt nhất. Đó là điều tự nhiên. Tuy nhiên, khi nói với con mình rằng “Con là nhất, là xứng được hưởng điều tốt nhất”, ngụ ý rằng chúng phải được tôn vinh, phải được đề cao. Như vậy, vô tình sau này nếu gặp sự thất bại, chúng sẽ thất vọng ở bản thân nhiều hơn, chúng sẽ có ý nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Chúng xem như thế giới đối xử với mình là không đúng như lời bố mẹ đã nói.

"Con có thể làm được tất cả mọi việc”, “Con sẽ trở thành người như con muốn"

Không nên nói với con điều không đúng sự thật chỉ để làm con vui lòng (hình minh họa).

Con có thể giỏi đá banh, đá cầu hay nhảy múa nhưng con không giỏi trong giao tiếp, không giỏi trong học toán. Đó là chuyện bình thường, đó chỉ là sự thật nhưng nếu nói: "Con thật giỏi giang, sau này con có thể làm được tất cả mọi việc; “Con sẽ trở thành người như con muốn", vô tình trẻ lại nghĩ “mình có thể trở thành nhà diễn thuyết cơ mà” hoặc “à, ta có thể làm diễn viên” theo như lời bố mẹ đã nói với mình.

Điều quan trọng là con cái chúng ta phải biết rằng chúng là ai, chúng có thể làm được gì trong khả năng của mình. Đương nhiên chúng là một món quà của bố mẹ, là nhất của bố mẹ nhưng không phải của cả thế giới. Điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần dạy với con, rằng con có thể giỏi việc hôm nay nhưng chưa chắc giỏi hơn vào ngày mai. Biết đâu ngày mai có bạn giỏi hơn nhiều. Điều con cần làm là hãy cứ cố gắng và khám phá bản thân, xem mình có năng khiếu như thế nào và sau đó học cách trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

“Con đừng quan tâm đến những gì người khác nói”

Điều đó không hẳn đúng. Khi còn trẻ, việc của con là học hành chăm ngoan, nghe lời cha mẹ và thầy cô giáo. Nếu nói Con đừng quan tâm đến những gì người khác nói” vô tình dạy con không nghe lời người lớn, không nghe lời thầy cô.

Đương nhiên, có những câu nói của người ngoài với con là khó nghe, ví dụ “đứa trẻ này có chân ngắn thì làm sao có thể chạy xa”. Việc bị làm phiền bởi một số điều mọi người nói với con là điều bình thường. Điều quan trọng là bạn dạy con cách ứng xử với điều nghe thấy như thế nào. Ví dụ “con à, họ nói như vậy có thể đúng vì theo chân ngắn thì đúng là có bước ngắn. Nhưng không hẳn đúng đâu, chân ngắn có bước đi ngắn nhưng nếu ta khỏe, ta chạy nhanh hơn thì có thể tới đích nhanh hơn nhiều người có chân dài đó” “nhiều vận động viên có chân ngắn mà vẫn đạt giải cao đó thôi”

Bạn cần dạy con mình cẩn thận với ngôn từ, với lời nói khi nói với người khác. Cần dạy chúng “lời nói có sức mạnh lớn, có thể làm đau lòng hay làm người khác vui, vì vậy con nên cân nhắc điều mình nói”; “nếu lời nói có tác dụng tích cực, thúc đẩy tinh thần thì cần quan tâm, còn không thì không nên bận tậm”.

Nếu cha mẹ muốn con mình trở thành những người lớn có thể xử lý tốt nhiều tình huống, cha mẹ cần giúp chúng nhìn thế giới một cách chính xác hơn, phong phú hơn theo cách có chọn lọc.

Đọc thêm