5 hiểu lầm phổ biến về biến chứng tiểu đường khiến bệnh nặng hơn

Biến chứng tiểu đường là những tổn hại trên mạch máu, thần kinh làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận và mù lòa. Do vậy, điều trị bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là giữ đường huyết ổn định mà còn phải kiểm soát tốt các bệnh cơ hội đi kèm. Tuy nhiên, không phải người bệnh đái tháo đường nào cũng hiểu tường tận về căn bệnh này để kiểm soát bệnh hiệu quả

Sau đây là 5 hiểu lầm phổ về biến chứng tiểu đường mà bạn cần gỡ bỏ để tránh những tổn hại không đáng có về sức khỏe và tài chính:

Hiểu lầm thứ nhất: Chỉ cần ổn định đường huyết thì không bị biến chứng

Điều đó đúng nhưng chưa đủ và hậu quả là người bệnh chủ quan, đến khi các triệu chứng biến chứng rầm rộ thì việc chữa trị vô cùng khó khăn. Thực tế là ngay cả khi đường huyết ổn định thì biến chứng tiểu đường vẫn âm thầm xuất hiện, bởi 3 nguyên nhân sau đây:

- Bệnh tiểu đường thường xuất hiện trước khi bạn được chẩn đoán khoảng 7 - 10 năm. Khoảng thời gian này, đường huyết tăng không được được điều trị đã kịp gây tổn thương trên toàn bộ hệ vi mạch (mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mắt, thận, thần kinh). Do vậy, chỉ ổn định đường huyết thôi sẽ không đủ để ngăn chặn biến chứng và phục hồi tổn thương ở tim, mắt, thận, thần kinh và phòng chống rủi ro của căn bệnh này…

- Đa phần người bệnh tiểu đường mới chỉ quan tâm đến đường huyết lúc đói mà không biết rằng tăng đường huyết sau ăn mới là thủ phạm chính gây biến chứng tim mạch. Đường huyết sau ăn cao sẽ gây viêm (stress hóa) mạn tính ở thành mạch máu và thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đồng thời kéo theo các bệnh cơ hội như tăng huyết áp, mỡ máu… Đó đều là các yếu tố thúc đẩy biến chứng tiểu đường đến sớm.

Các chuyên gia cho biết, ổn định đường huyết rất quan trọng nhưng mới chỉ là một nửa của mục tiêu đẩy lùi tiểu đường. Song song với đó, bạn cần kiểm soát tốt các biến chứng của bệnh.

Hiểu lầm thứ 2: Biến chứng là câu chuyện của người bị tiểu đường lâu năm

Bạn có biết, có tới 50% người bệnh tiểu đường đã có biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán, thậm chí sớm hơn. Các chuyên gia cảnh báo rằng, ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường thì các rối loạn chuyển hóa cũng đã gây ra xơ vữa và tổn thương mạch máu, dẫn đến biến chứng tiểu đường. Bằng chứng là nhiều người mới chẩn đoán tiểu đường đã bị tăng huyết áp, mỡ máu và các biến chứng như: Tê bì, châm chích chân tay (biến chứng thần kinh ngoại biên), mờ mắt, tầm nhìn có đốm đen (biến chứng mắt), da khô ngứa, dày sừng (biến chứng trên da)…

Hiểu lầm thứ 3: Biến chứng tiểu đường chỉ có đột quỵ, nhồi máu tim

Không chỉ có đột quỵ và nhồi máu cơ tim, bệnh tiểu đường còn gây ra các biến chứng cấp tính và mạn tính khác trên toàn bộ cơ thể, bao gồm:

- Biến chứng cấp tính: Hạ đường huyết, nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết cấp. Đây đều là các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Biến chứng mạn tính: Biến chứng trên hệ thần kinh; mạch máu lớn (nhồi máu cơ tim, đột quỵ…); mạch máu nhỏ (mắt, thận, bàn chân, da…). Đặc biệt, bệnh suy thận tiểu đường là một trong những biến chứng nặng nề về thể chất và gây kiệt quệ về tài chính.

Một biến chứng mạn tính khác của tiểu đường là rối loạn cương, dù không gây đau đớn về thể chất nhưng lại gây chấn thương tâm lý làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Hiểu lầm thứ 4: Mắt mờ, chân chậm là bệnh tuổi già

Ở người mắc bệnh tiểu đường, mờ mắt, co cơ cứng khớp không chỉ là bệnh tuổi già, đó còn có thể là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường. Thế nhưng, phần lớn người bệnh tiểu đường trên 45 nên thường nghĩ rằng đó là bệnh tuổi già và không chú trọng chữa trị. Điều này sẽ khiến biến chứng ngày một nặng hơn và dẫn đến hậu quả đáng tiếc là mất thị lực (mù lòa) hay giảm khả năng vận động.

Nếu bạn đang bị tiểu đường và có dấu hiệu mờ mắt, nhức mắt, co cứng ngón tay, đau khớp gối, khó vận động vai… hãy đến bệnh viện chuyên khoa nội tiết để được khám và chữa trị đúng hướng.

Hiểu lầm thứ 5: Khi có biến chứng tiểu đường mới cần chữa, không cần phòng ngừa

Biến chứng tiểu đường xuất hiện nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào việc bạn phòng ngừa biến chứng tiểu đường sớm hay muộn. Nếu bạn nghĩ không cần phòng ngừa thì chắc chắn các biến chứng sẽ sớm ghé thăm.

Ngay từ khi phát hiện đường huyết cao, bạn đã cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn biến chứng tiểu đường như: Kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện thể dục, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Quan trọng nhất là bạn cần giữ cho các mạch máu và hệ thần kinh không bị tổn thương thêm.

Một số các sản phẩm hỗ trợ giảm biến chứng tiểu đường có chứa các thành phần như Nhàu, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Alpha lipoic acid có khả năng chống lại stress oxy hóa. Các thành phần này đã được chứng minh có khả năng “dọn dẹp” các chất thải trong lòng mạch máu, thấm tốt vào mô thần kinh nên giúp phục hồi tổn thương và ngừa biến chứng tiểu đường trên các cơ quan đích.

Các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường giàu kinh nghiệm chữa trị khuyên rằng, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm này nhằm gia tăng hiệu quả điều trị, giúp ổn định đường huyết, vừa giúp bảo vệ sự toàn vẹn của mạch máu và thần kinh, từ đó phòng ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng tiểu đường hiệu quả.

TPBVSK Hộ Tạng Đường hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh ở người đái tháo đường.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đọc thêm