Không ăn chất béo tốt
Nếu có cholesterol cao, điều đó có nghĩa là chỉ số LDL (cholesterol xấu) đang tích tụ và có thể gây tắc nghẽn ở động mạch. Nhiều người nghĩ rằng ăn thực phẩm giàu cholesterol sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu, nhưng tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và không đủ chất béo không bão hòa, và chất béo có lợi cho sức khỏe là điều thực sự ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu nhất.
Bà Jane Bedwell, chuyên gia dinh dưỡng trên trang Cooking with Sarah-Jane, cho biết: Ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát mức độ cao của cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính làm tăng mức độ cholesterol HDL tốt.
Một ít dầu ô liu hoặc dầu hướng dương đổ lên xà lách và rau là nguồn chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.
Ít ăn cá
Một số loại cá như cá hồi, cá thu, và cá trích có chứa lượng a xít béo omega-3 cao hơn, chất béo tốt ảnh hưởng đến mức cholesterol xấu. A xít béo omega-3 cũng giúp tăng lượng cholesterol tốt, giảm triglyceride, một loại chất béo trong máu và giảm huyết áp, theo mayoclinic.org.
Không chỉ có sữa trong cà phê là đủ
Theo nghiên cứu, việc tăng lượng canxi trong chế độ ăn uống có thể làm tăng cholesterol tốt và giảm nồng độ cholesterol toàn phần và xấu. Các sản phẩm sữa là nguồn canxi phong phú nhất có nồng độ cao nhất. Cần kết hợp sữa ít béo hoặc không béo, phô mai và sữa chua như một phần của bữa ăn và đồ ăn nhẹ.
Vì vậy, thói quen dùng sữa với cà phê là chưa đủ đến bổ sung canxi hằng ngày và tốt cho cholesterol mà còn cần tăng cường lượng sữa hơn.
Thiếu chất xơ
Nếu mức LDL đã cao, ăn thực phẩm giàu loại chất xơ chẳng hạn như đậu, đậu lăng, ngũ cốc, yến mạch, trái cây và rau có thể giúp giảm mức độ này. Những thực phẩm này liên kết với cholesterol và loại bỏ nó khỏi cơ thể.
Ăn nhiều thức ăn chiên xào
Nhiều loại thực phẩm này có chứa chất béo chuyển hóa, có thể làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt. Bedwell cho biết, thủ phạm phổ biến có chứa chất béo chuyển hóa bao gồm các món nướng (như bánh quy và bánh ngọt), thực phẩm ăn nhẹ (như bỏng ngô từ lò vi sóng), thực phẩm chiên và bơ thực vật.
Thay vì ăn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol này, bạn nên chế biến các món nướng tại nhà.