Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm quy định về phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; Vi phạm quy định về quản lý thuốc thú y; Vi phạm quy định về hành nghề thú y.
Theo quy định tại Nghị định này, nếu phát hiện những vi phạm trong lĩnh vực thú y, thẩm quyền xử phạt như sau:
- Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng
- Chiến sĩ công an đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Trưởng công an cấp xã có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
- Chiến sĩ công an đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ; chủ tịch UBND, trưởng công các cấp;… đều có quyền phạt cảnh cáo.
- Công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền đều có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Đội trưởng Quản lý thị trường, Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan... có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng.
- Thanh tra chuyên ngành, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm.. đều có quyền xử phạt với các mức khác nhau theo từng cấp...
Về mức xử phạt:
Nếu không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng, người chủ bị xử phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.
Người nuôi động vật sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch, vùng có dịch; sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất...
Xử phạt 2 đến 3 triệu đồng nếu bạn vi phạm một trong các hành vi sau đây: chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung; không chấp hành việc sử dụng vắc xin hoặc các biện pháp phòng...
Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lý khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm.
Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đến 6.000.000 đồng với hành vi: vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường; buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng khi: sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng…