Ẩn họa từ những “hố bom”

Hiện nay, trên địa bàn thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà (TT - Huế) vẫn tồn tại hàng chục hố sâu và rộng nham nhở nằm cách khu dân cư không xa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ với người dân nơi đây.

Hiện nay, trên địa bàn thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà (TT - Huế) vẫn tồn tại hàng chục hố sâu và rộng nham nhở nằm cách khu dân cư không xa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ với người dân nơi đây.

Những tháng đầu năm 2010, UBND xã Hương Hồ đã bán hàng ngàn m3 đất sét cho doanh nghiệp gạch Tuynen Thành Quang đống trên địa bán khai thác làm nguyên liệu. Tuy nhiên, khi khai thác doanh nghiệp này không tuân theo hợp đồng mà tự tiện khai thác bừa bãi, để lại nhiếu hầm, hố có độ sâu hơn 2m và rộng hàng chục mét. Ngoài ra, xe vận chuyển cày phá tuyến đường dân sinh của người dân làm ảnh hưởng đến môi trường thôn xóm.

Những cái bẩy chết người ám ảnh người dân thôm Chầm

Trước thực trạng trên người dân đã phản đối và chặn xe không cho doanh nghiệp tiếp tục khai thác, sau đó UBND xã đã buộc doanh nghiệp ngừng khai thác, bàn giao lại mặt bằng và sửa chữa lại đường. Thế nhưng, hơn 1 tháng trôi qua doanh nghiệp vẫn không chịu san lấp mặt bằng cho người dân như cam kết ban đầu.

Ông Hoàng Thương Tri, một hộ dân ở thôn Chầm  bức xúc, hàng ngày xe khai thát đất xét cứ nổ ầm ầm chạy trên đoạn đường đất đỏ làm bụi tung tóe mù cả mắt và phá hỏng cả đoạn đường nhưng không chịu sửa chữa. Bà Lê Thị Hòa, thôn Chầm nhìn những hố bom mà nước mắt ngăn dài trên hai gò má, bởi cũng từ khai thát đất sét làm cho hai đứa con bà bị chết oan.

“Năm 2001 Công ty gạch men sứ TT - Huế lên khai thát đất sét phía sau lưng nhà tôi tạo thành một cái hố sâu khoảng 2m, rộng khoảng 0,5ha hai cháu lúc đó được sáu tuổi sinh đôi, tuổi nhỏ hiếu động thấy cái đầm lầy nước trong trong vậy nhảy xuống chơi không ngờ đất lún sụt mạnh làm hai đứa trẻ đã bị chết đuối” – bà Hòa kể.

Ông Lê Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Hồ cho rằng, việc bán đất được thông qua Nghị quyết của HĐND xã nhằm tạo điều kiện về nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu vùng ruộng tại cồn Chim Chim, thuộc thôn Chầm kém hiệu quả, xã đã ký hợp đồng với doanh nghiệp Thành Quang khai thác để cải tạo mặt bằng khoảng 1.000 khối. Buộc doanh nghiệp khai thác xong phải cải tạo lại mặt bằng, vận chuyển phải bảo vệ môi trường và khi vận chuyển không được làm ảnh hưởng các công trình công cộng, nếu hư hỏng phải tu sửa.

Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp vẫn không làm theo hợp đồng cam kết mà ngang nhiên khai thác vượt quá hợp đồng, tự tiện lấy đất gần chân ruộng của người dân, phá đường dân sinh nhưng chỉ tu sửa qua loa. Mặc dù người dân đã nhiều lành phản ánh với chính quyền địa phương, nhưng rồi đâu lại vào đấy.

Thiết nghĩ, chính quyền địa phương sớm có biện pháp để ổn định tình hình, đảm bảo an toàn cho người dân.

Nguyễn Đức

Đọc thêm