Bắc Giang: Phổ biến và nhân rộng các mô hình tổ hoà giải hoạt động hiệu quả

(PLVN) -Sáng 24/7, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh trao Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải ở cơ sở.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh trao Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải ở cơ sở.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; bà Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang; ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bắc Giang; Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc tham dự Hội nghị.

Theo báo cáo tại Hội nghị, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận hơn 16,7 nghìn vụ việc; trong đó hòa giải thành hơn 14,1 nghìn vụ (đạt 84,3%). Hiện toàn tỉnh có 2.133 tổ hòa giải, 14.296 hòa giải viên, thành viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, chi hội trưởng các chi hội (Cựu chiến binh, Người cao tuổi, Hội phụ nữ…).

Đặc biệt, việc xây dựng và triển khai các mô hình về công tác hòa giải ở cơ sở có nhiều nét khởi sắc. Mỗi xã, thị trấn lựa chọn 01 tổ hòa giải để xây dựng mô hình hòa giải điển hình. Toàn tỉnh đã có 5/10 huyện đã triển khai mô hình điểm, là nơi để các tổ hòa giải học tập trao đổi kinh nghiệm hoặc lựa chọn tổ hòa giải hoạt động còn yếu, hoạt động hình thức để tập trung củng cố, nâng cao chất lượng.

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Chất lượng đội ngũ hòa viên đã từng bước được nâng lên. Công tác tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho lực lượng hòa giải viên được chú trọng, thực hiện thường xuyên. Việc cung cấp văn bản, tài liệu cho các tổ hòa giải, hòa giải viên được thực hiện kịp thời. Một số địa phương đã quan tâm, bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hòa giải ở cơ sở nên đã khích lệ, động viên các hòa giải viên thực hiện hòa giải, phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng một số địa phương chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đối với công tác hòa giải ở cơ sở; chưa quan tâm chỉ đạo sát sao, chưa bố trí nguồn lực đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở. Đội ngũ công chức tham mưu quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở đều bố trí kiêm nhiệm; việc thành lập, kiện toàn tổ hòa giải ở một số ít nơi còn chưa kịp thời, chưa đảm bảo quy trình. Trình độ hiểu biết pháp luật, kỹ năng hòa giải của đội ngũ hòa giải viên nhìn chung còn hạn chế; một số hòa giải viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự tâm huyết, ngại va chạm…

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Nhấn mạnh vai trò của công tác hoà giải ở cơ sở ngày càng quan trọng, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị trong thời gian tới, các địa phương, sở, ngành tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, toàn xã hội về công tác hòa giải ở cơ sở. Xác định rõ công tác này là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện.

Ngành tư pháp cần chủ động, trách nhiệm trong công tác hòa giải cơ sở; Ủy ban MTTQ và tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp trong củng cố, kiện toàn tổ chức. Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Song song với đó, mỗi hòa giải viên cần nỗ lực, khắc phục khó khăn, học hỏi để hoàn thành nhiệm vụ giao phó, biến việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thành không có.

Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại Hội nghị.
Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại Hội nghị.

UBND cấp huyện, xã phải quan tâm, bảo đảm kinh phí hoạt động cho công tác hòa giải ở cơ sở; giải quyết kịp thời, đầy đủ chính sách, chế độ cho hòa giải viên. Huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, khuyến khích các cá nhân có năng lực, uy tín, nhiệt tình tham gia công tác này. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các hòa giải viên có thành tích xuất sắc trên địa bàn.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh ghi nhận những kết quả, thành tích mà UBND tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực đạt được. Đồng thời đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về hòa giải ở cơ sở để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, coi đây là thiết chế tự quản rộng rãi của nhân dân, do nhân dân tổ chức, vì lợi ích của nhân dân và cộng đồng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp giữa UBND các cấp với Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Thực hiện tốt Luật Hòa giải ở cơ sở với trọng tâm là: Củng cố, kiện toàn mạng lưới Tổ hòa giải với nguyên tắc ở đâu thực sự cần thiết thì thành lập và đảm bảo đúng thành phần, hoạt động có hiệu quả. Trong đó, đề nghị cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND quan tâm và có biện pháp hỗ trợ cụ thể, tích cực cho công tác này, huy động những người am hiểu pháp luật và các vấn đề xã hội tham gia hoạt động hoà giải ở cơ sở và tư vấn, hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng của hoà giải viên. UBND cấp xã triển khai công tác hoà giải ở cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, để từ đó tham mưu bố trí kinh phí thúc đẩy công tác này.

Thứ trưởng cũng thông tin thêm Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022” đến hết năm 2025. Đồng thời sắp tới Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP về kinh phí công tác hoà giải ở cơ sở, mức chi nâng cao hơn, là một trong các điều kiện để thúc đẩy công tác này.

Bên cạnh đó, tiếp tục phổ biến và nhân rộng các mô hình tổ hoà giải hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, tại Bắc Giang, huyện Hiệp Hoà đã xây dựng các tổ hoà giải điểm và mô hình dân vận khéo là kinh nghiệm tốt, Thứ trưởng đề nghị tiếp tục đánh giá, nhân rộng mô hình này. Đồng thời tham khảo thêm các mô hình Tổ hoà giải 5 tốt của thành phố Hà Nội, mô hình Chủ tịch UBND cấp xã chứng kiến hoặc ký cam kết việc thoả thuận hoà giải thành là đúng pháp luật ở tỉnh Quảng Bình, mô hình Câu lạc bộ hoà giải ở cơ sở tại các xã của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Sở Tư pháp tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực trong tham mưu HĐND, UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở; huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, khuyến khích các cá nhân có năng lực, uy tín, nhiệt tình tham gia để công tác hoà giải ở cơ sở; kịp thời biểu dương, khen thưởng các hoà giải viên có thành tích xuất sắc trên địa bàn; chú trọng, tăng cường công nghệ thông tin vào công tác hoà giải ở cơ sở.

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 23 tập thể, 23 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.

Một số hình ảnh ghi nhận tại Hội Nghị:

Bà Lâm Thị Hương Thành trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Bà Lâm Thị Hương Thành trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Ông Mai Sơn trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Ông Mai Sơn trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Ông Lê Vệ Quốc trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Ông Lê Vệ Quốc trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Đọc thêm