Bắc Kạn: Giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông qua việc thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước giúp người dân giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bắc Kạn: Giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tính đến thời điểm tháng 4/2019, dân số tỉnh Bắc Kạn là 313.905 người. Trong đó, dân tộc thiểu số có 276.284 người, chiếm 88,02%. Trên địa bàn tỉnh có 35 dân tộc cùng sinh sống, nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất là các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Mông, Sán Chay, Hoa, Mường, Sán Dìu…

Là một tỉnh miền núi với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần đa số, chủ yếu sống phân tán ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, cuộc sống của bà con khó khăn, thiếu thốn, do đó việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ còn nhiều hạn chế.

Chính sách BHYT cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bắc Cạn luôn được các cấp, các ngành quan tâm.

Chính sách BHYT cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bắc Cạn luôn được các cấp, các ngành quan tâm.

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội, mang tính chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc do Nhà nước tổ chức thực hiện vì mục đích phi lợi nhuận, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn... Bởi vậy, trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách BHYT trên địa bàn luôn được các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn quan tâm thực hiện.

Đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có gần 308.000 người tham gia BHYT. Trong đó đối tượng là người dân tộc sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT hơn 130.000 người. Các đối tượng này được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng và được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh theo quy định. Tính đến hết tháng 8/2023, toàn tỉnh có 387.960 lượt người khám chữa bệnh BHYT với số tiền chi hơn 170 tỷ đồng.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền BHYT, trong những năm qua tỷ lệ người dân tham gia BHYT đã tăng dần. Trong năm 2009, 2015, độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số, đến năm 2022, độ bao phủ đã đạt khoảng 88% dân số, tương ứng trên 86,2 triệu người tham gia, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước hiện thực hóa mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân.

Công tác tuyên truyền người dân tham gia BHYT tại tỉnh Bắc Cạn đã từng bước thực hiện hóa mục tiêu bảo phủ toàn dân.

Công tác tuyên truyền người dân tham gia BHYT tại tỉnh Bắc Cạn đã từng bước thực hiện hóa mục tiêu bảo phủ toàn dân.

Tham gia BHYT được xem là một hình thức tiết kiệm "đóng góp khi lành để dành khi ốm". Người dân khi tham gia BHYT sẽ giảm bớt được gánh nặng về kinh tế khi không may bị ốm đau, bệnh tật, kể cả những bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn. Đặc biệt với đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn thì đây là một trong những chính sách an sinh mang lại nhiều lợi ích, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con.

Ông Nông Văn Linh, người dân tộc Tày ở thành phố Bắc Kạn trong một buổi khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

Ông Nông Văn Linh, người dân tộc Tày ở thành phố Bắc Kạn trong một buổi khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

Anh Nông Văn Linh, dân tộc Tày ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, một trong những người dân tham gia BHYT chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 người đều khỏe mạnh nhưng hàng năm nhà tôi vẫn tham gia BHYT vì mức đóng bảo hiểm không cao, mà quan trọng hơn là để phòng khi ốm đau có BHYT đi viện cũng đỡ chi phi phần nào”.

Với sự tuyên truyền tích cực của các ngành, cáp cấp, đến nay hầu hết bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã có ý thức tham gia BHYT để được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không phụ thuộc vào khả năng chi trả của mình.

Để người dân nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia BHYT, giúp hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình, thời gian tới ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để hiểu về quyền lợi và trách nhiệm khi sử dụng thẻ BHYT, giúp người dân được hưởng đầy đủ quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.

Đồng thời chú trọng công tác chuyển đổi số, khai thác cơ sở dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam để phục vụ người dân; giải quyết, chi trả chế độ, chính sách kịp thời, nhanh chóng, chính xác…góp phần hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, BHYT toàn dân, đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi cho nhân dân, người lao động trên địa bàn.

Đọc thêm