Ngày 18/9 tại sân trụ sở Chi nhánh Điện huyện Xín Mần, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm hình sự vụ án đối với bị cáo Giàng Seo Vu, sinh năm 1980, dân tộc Mông, thường trú tại thôn Xín Chải, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) về tội mua bán phụ nữ, mức án 5 năm tù giam.
Theo cáo trạng, Giàng Thị S sinh năm 1977, trú tại xã Nàn Ma, huyện Xín Mần (Hà Giang) có mẹ đẻ là Hoàng Thị Trà, trú tại thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Vào những lúc nông nhàn, Giàng Thị S thường sang Lào Cai chơi thăm mẹ và em gái.
Trong quá trình đi lại, Giàng Thị S có quen biết Giàng Seo Vu, hai thường người xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại. Khoảng tháng 5/2009, Giàng Thị S có điện thoại cho Giàng Seo Vu nhờ Vu đến xã Lũng Phìn, huyện Bắc Hà (Lào Cai) chở S đến nhà mẹ đẻ mình. Trên đường chở S về nhà mẹ đẻ của S, Vu đã rủ S sang Trung Quốc chơi. Sau đó Vu đã mang xe máy về nhà cất và cùng với S đi thuê xe ôm về thành phố Lào Cai.
Khoảng 21h cùng ngày, Vu đã dẫn S đi đò qua suối vượt biên trái phép và đi bộ sâu vào nội địa Trung Quốc, Vu đã bán S cho một người đàn ông Trung Quốc được 3.000 nhân dân tệ.
Sau khi bị Giàng Seo Vu lừa bán, người đàn ông Trung Quốc đưa Giàng Thị S về nhà ở được khoảng 10 ngày, sau đó người đàn ông này lại bán S cho một người dân tộc Hán lấy làm vợ. Do không biết tiếng, không thạo đường đi lối lại bên nước bạn và bị quản lý rất chặt. Ở Trung Quốc 1 năm, Giàng Thị S đã tìm đường bỏ trốn về Việt Nam và làm đơn gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Tội phạm vể Trật tự Xã hội - Công an tỉnh Hà Giang tố cáo hành vi phạm tội của đối tượng Giàng Seo Vu.
Phiên tòa xét xử lưu động đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, bà con các dân tộc thiểu số huyện vùng cao Xín Mần. Mức án tuyên phạt của Hội đồng xét xử dành cho bị cáo đã nhận được sự đồng tình cao.
Đây là bài học đắt giá cho các đối tượng coi thường pháp luật, biến con người trở thành một món hàng, mua bán kiếm lời bất chính.
Minh Tâm
Theo cáo trạng, Giàng Thị S sinh năm 1977, trú tại xã Nàn Ma, huyện Xín Mần (Hà Giang) có mẹ đẻ là Hoàng Thị Trà, trú tại thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Vào những lúc nông nhàn, Giàng Thị S thường sang Lào Cai chơi thăm mẹ và em gái.
Trong quá trình đi lại, Giàng Thị S có quen biết Giàng Seo Vu, hai thường người xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại. Khoảng tháng 5/2009, Giàng Thị S có điện thoại cho Giàng Seo Vu nhờ Vu đến xã Lũng Phìn, huyện Bắc Hà (Lào Cai) chở S đến nhà mẹ đẻ mình. Trên đường chở S về nhà mẹ đẻ của S, Vu đã rủ S sang Trung Quốc chơi. Sau đó Vu đã mang xe máy về nhà cất và cùng với S đi thuê xe ôm về thành phố Lào Cai.
Khoảng 21h cùng ngày, Vu đã dẫn S đi đò qua suối vượt biên trái phép và đi bộ sâu vào nội địa Trung Quốc, Vu đã bán S cho một người đàn ông Trung Quốc được 3.000 nhân dân tệ.
Sau khi bị Giàng Seo Vu lừa bán, người đàn ông Trung Quốc đưa Giàng Thị S về nhà ở được khoảng 10 ngày, sau đó người đàn ông này lại bán S cho một người dân tộc Hán lấy làm vợ. Do không biết tiếng, không thạo đường đi lối lại bên nước bạn và bị quản lý rất chặt. Ở Trung Quốc 1 năm, Giàng Thị S đã tìm đường bỏ trốn về Việt Nam và làm đơn gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Tội phạm vể Trật tự Xã hội - Công an tỉnh Hà Giang tố cáo hành vi phạm tội của đối tượng Giàng Seo Vu.
Phiên tòa xét xử lưu động đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, bà con các dân tộc thiểu số huyện vùng cao Xín Mần. Mức án tuyên phạt của Hội đồng xét xử dành cho bị cáo đã nhận được sự đồng tình cao.
Đây là bài học đắt giá cho các đối tượng coi thường pháp luật, biến con người trở thành một món hàng, mua bán kiếm lời bất chính.
Minh Tâm