Bàn giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng

(PLO) - Sáng 13/7, Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo Bảo về quyền lợi người tiêu dùng pháp tại Hà Nội với mục đích thảo luận, đề xuất các giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tín dụng tiêu dùng đồng thời góp phần nâng cao bảo về quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch liên quan.
Bàn giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng

Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Sở Công Thương và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước và quốc tế; các cơ quan truyền thông, báo chí; hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp cùng các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hồ Tùng Bách (phòng Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng- Cục Quản lý cạnh tranh) chia sẻ chung về những quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có liên quan cũng như thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng hiện nay như cung cấp thông tin không đầy đủ, rõ ràng, chính xác; sử dụng thông tin thu thập không đúng mục đích; quấy rối đe dọa, gây ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của người tiêu dùng trong quá trình thu hồi nợ và công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại thiếu chuyên nghiệp, kém hiệu quả.

Ông Phan Thế Thắng - Đại diện Phòng bảo vệ NTD - Cục quản lý cạnh trạnh phát biểu tại hội thảo
Ông Phan Thế Thắng - Đại diện Phòng bảo vệ NTD - Cục quản lý cạnh trạnh phát biểu tại hội thảo

Song song đó, ông cũng đưa ra những kiến nghị giải pháp : “Người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức, xây dựng một khuôn khổ pháp lý quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng và phải minh bạch hóa hoạt động cho vay tiêu dùng”.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, bà Phạm Quế Anh – Chuyên gia Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cho biết các nhóm hình thức xâm phạm quyền lợi NTD phổ biến trong tín dụng tiêu dùng liên quan đến phương thức cho vay, các điều khoản tín dụng, việc thu nợ và quyền riêng tư; được đảm bảo bí mật của NTD.

“Có 4 nguyên tắc cơ bản trong cơ chế đảm bảo quyền lợi NTD trong tín dụng tiêu dùng là minh bạch, đối xử công bằng, xử lý khiếu nại hiệu quả, nâng cao nhận thức cho NTD. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng cơ chế hiệu quả giai quyết khiếu nại và tiến hành các chương trình giáo dục, thông tin cho NTD”- Bà Phạm Quế Anh cho biết thêm.

Bà Magdalene Loh - Giám độc Quan hệ chính phủ, Tập đoàn Prudential châu Á phát biểu tại hội thảo
Bà Magdalene Loh - Giám độc Quan hệ chính phủ, Tập đoàn Prudential châu Á phát biểu tại hội thảo

Tại Hội thảo, đại diện cho Phòng bảo vệ quyền lợi NTD – Cục Quản lý Cạnh tranh, ông Phan Thế Thắng giới thiệu cuộc thi xây dựng đoạn phim ngắn về bảo vệ quyền lợi NTD nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nhận thức; tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật và xây dựng nội dung, tài liệu, công cụ tuyên truyền cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD. 

Cuối cùng, về kinh nghiệm quản lý Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về tính dụng tiêu dùng ở một số nước, bà Magdalene Loh – Giám đốc quan hệ Chính phủ Tập đoàn Prudential châu Á chia sẻ về quy định của Hợp đồng mẫu trong pháp luật Việt Nam, lý do tại sao phải sử dụng hợp đồng mẫu và sự phát triển trong thông lệ quản lý liên quan đến vấn đề này.

Kết thúc hội thảo, Bà Nguyễn Phương Anh – Phòng Kiểm soát HĐTM, ĐKGDC, Cục Quản lý cạnh tranh tổng kết và đưa ra một số lưu ý về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với dịch vụ vay vốn cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng.

Đọc thêm