Có đến 8.000-10.000 người mắc viêm gan B và C mạn tính mỗi năm song không phần đông bó tay vì quá trình điều trị bệnh phức tạp, kéo dài. Thậm chí nhiều gia đình phải bán cả gia sản vẫn không đủ tiền mua thuốc chữa bệnh.
Bệnh “hiểm nghèo”, giá thuốc quá đắt
Thống kê mới đây của Hội Gan mật Việt Nam cho thấy, mỗi ngày có khoảng 30-40 trường hợp phát hiện nhiễm viêm gan C, cao gấp đôi năm trước và có xu hướng ngày càng tăng.
Chỉ trong tháng 10-2012, tại BV bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và BV Nhiệt đới Trung ương, hơn 3000 lượt người nhiễm viêm C và viêm gan B đến khám và điều trị. Tuy nhiên, chưa có thuốc đặc hiệu cho bệnh này. Hiện một số thuốc được đánh giá có hiệu lực trong điều trị như Interferon, Ribavirin… nhưng giá thành quá cao (trên dưới 200 triệu đồng, mỗi tuần tiêm 1 lần, kéo dài 6 tháng đến 1 năm), kết quả đạt khoảng 30-60%.
Những trường hợp viêm gan B kèm theo viêm gan C, hay D… thì việc điều trị càng khó khăn hơn. Thời gian điều trị kéo dài hàng năm với chi phí tăng gấp nhiều lần. Trong thực tế, không ít người bệnh ở nông thôn hoặc ngay ở các đô thị, dù đã bán nhà, tài sản để điều trị song vẫn không khỏi.
Giá thuốc đã cao, song còn có thể gây nhiều tác dụng phụ, dễ bị kháng thuốc nên tỷ lệ tái phát sau khi ngừng thuốc cao. Khoảng 10-15% BN không dung nạp, phải bỏ thuốc trong quá trình điều trị. Chỉ có 5% BN đủ khả năng điều trị đặc hiệu theo phác đồ chuẩn tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.
|
Có đến 8.000-10.000 người mắc viêm gan B và C mạn tính mỗi năm |
Theo TS Đinh Quý Lan-Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam, Hiện ngành Y tế mới chỉ tập trung vào dự phòng và khám sàng lọc, cùng với đẩy mạnh việc tiêm chủng vắc xin dự phòng song phương pháp này hiệu quả không cao.
Thuốc an toàn và rẻ, khi nào?
Nhận thức được sự nguy hiểm của virus viêm gan, Chính phủ Việt Nam với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã phát động phong trào “Toàn dân chung tay đánh gục virus viêm gan” cùng với nhiều chương trình, biện pháp phòng chống viêm gan virus. Trong đó có việc nghiên cứu tìm ra thuốc điều trị có hiệu quả, an toàn, dễ dung nạp là yêu cầu cấp thiết. Bởi theo ThS Nguyễn Hồng Hà- Phó giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, viêm gan do virus có thể phòng ngừa, điều trị được hoặc chữa khỏi hẳn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ định.
Một trong những thảo dược được các nhà khoa học thuộc Viện dược liệu Trung ương đặc biệt quan tâm nghiên cứu đến là cây thảo dược cà gai leo và trong đó có một đề tài cấp Nhà nước (mã số KHCN 11-05) nghiên cứu về: hoạt chất chiết xuất từ Cà gai leo có tác dụng chống viêm, ức chế sự nhân lên của vi rút, ức chế sự phát triển của xơ gan. Theo họ, cà gai leo được nhân dân dùng để trị các chứng cảm cúm, dị ứng, ho gà, đau lưng, nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Đáng chú ý, rễ cà gai leo có tác dụng phòng chống say rượu rất tốt. Chính từ tác dụng độc đáo này mà Viện Dược liệu Trung ương nghĩ đến khả năng giải độc gan của cà gai leo và dày công nghiên cứu để ứng dụng trong điều trị bệnh gan. Theo các nhà khoa học, hoạt chất Glycoalcaloid trong cây cà gai leo có tác dụng chống viêm, ức chế sự nhân lên của virus, ức chế sự phát triển của xơ gan, chống oxy hóa rất tốt và làm âm tính virus viêm gan.
Để chứng minh hiệu quả chữa viêm gan B, sản phẩm được triết suất từ cây cà gai leo được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Viện quân y 103, 354 do TS Trịnh Thị Xuân Hoà chủ trì đã cho kết quả rất khả quan: trên 67% BN có nồng độ virus về dưới ngưỡng phát hiện, 23,3% âm tính HbsAg, 1 trường hợp xuất hiện anti-HbsAg. Căn cứ vào những tác dụng ấy, các nhà dược học đã sản xuất ra viên Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần là cao Cà gai leo kết hợp với cao Mật nhân.
Sau đó, tháng 6-2011 Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 đưa vào thử nghiệm đề tài “Đánh giá kết quả bước đầu của Viên giải độc gan Tuệ Linh trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus B mạn tính” trên bệnh nhân và Hội đồng Khoa học BV nghiệm thu trong tháng 9/2012 đã đánh giá cao khi kết quả bước đầu ghi nhận: trên 72% bệnh nhân có men gan trở về bình thường, gần 40% bệnh nhân có nồng độ virus giảm trên 100 lần, 18% bệnh nhân giảm tới ngưỡng không thể phát hiện được. Đặc biệt có 2 bệnh nhân âm tính HbsAg (chiếm 6,1%). Các bác sĩ cũng khẳng định chưa tìm thấy một tác dụng phụ nào của viên Giải độc gan Tuệ Linh, đây cũng là ưu điểm thường thấy ở các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.
Từ đây mở ra một triển vọng to lớn trong việc cho ra đời thuốc mới trong điều trị viêm gan virus B mạn tính tốt hơn, an toàn hơn và rẻ hơn./.
Hồng Anh