Bánh mì hay Internet?

(PLO) - Lựa chọn của thanh niên các nước Châu Á Thái Bình Dương trong kỷ nguyên số với sự bùng nổ công nghệ và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống của cách mạng công nghệ 4.0.
830 triệu người trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi có khả năng truy cập Internet, hơn 80% trong số đó là các dân số trẻ ở 104 quốc gia.

Cuộc sống gắn bó chặt chẽ với công nghệ

“Bánh mì hay Internet?” Câu trả lời từ một thanh niên hiện đại ở các nước Châu Á Thái Bình Dương có lẽ sẽ trở nên bất ngờ. "Đó thực sự là một câu hỏi phải không? Tôi không thể sống mà không có điện thoại di động của tôi!", hoặc "Không có truy cập Internet có thể khiến công việc của tôi gặp khó, sau đó làm thế nào tôi có thể đủ khả năng để mua bánh mì?"

Dữ liệu mới nhất của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho thấy, 830 triệu người trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi có khả năng truy cập Internet, hơn 80% trong số đó là các dân số trẻ ở 104 quốc gia và con số này đã tăng lên trong những năm gần đây. “Bạn có thể dễ dàng gặp bất kỳ ai trong 830 triệu cư dân mạng trẻ tuổi trên đường phố hàng ngày, những người có thể đang cầm túi đồ ăn nhanh, trong khi chơi điện thoại di động trị giá hơn 700 đô la” – bản báo cáo của ITU nhận xét.

Ở Thái Lan, họ thích chơi Face dance, tán gẫu trên Messenger và Line, đăng ảnh trên Facebook, xem video trên YouTube và nghe các bài hát nhạc pop mới trên Joox.

Ở Bangladesh, những người trẻ tuổi thích chia sẻ cuộc sống của họ trên Facebook, duyệt web trên UC Browser, gửi các tệp tin thông qua SHAREit, gọi video qua Uni Messenger và WhatsApp.

Michael Macdonald – Giám đốc Kỹ thuật của Huawei South East Asia - trích dẫn con số rằng 67% thanh niên Thái Lan dưới 25 tuổi chi 300-700 bath Thái cho dịch vụ Internet, số tiền đủ để mua hơn 20 chiếc bánh mì hoặc 5 - 7 bánh hamburger McDonald: “Với người thu nhập thấp nhất, họ lại chi tiêu nhiều nhất vào dịch vụ Internet. Trong thực tế, 34,4% trong số họ có điện thoại di động cao cấp, dẫn đến thực tế là 2,4% thu nhập của những người từ 16 đến 25 tuổi là tiêu cho dịch vụ Internet, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi”.

Dữ liệu từ Tập đoàn nghiên cứu thị trường toàn cầu Forrester đã củng cố sự khẳng định của mọi người về vấn đề này. Wang Xiaofeng - một nhà phân tích của Forrester - nói rằng người tiêu dùng trẻ tuổi là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Internet và điện thoại di động, những người đang có quyền truy cập Internet rộng nhất, hầu hết giờ trực tuyến và tỷ lệ tiêu thụ cao nhất. Trò chơi trực tuyến, mạng xã hội và nhắn tin tức thời là những lựa chọn hàng đầu của họ, sau đó là các dịch vụ tiềm năng, chẳng hạn như video, mua sắm trực tuyến và các ứng dụng di động thông minh.

Nhu cầu ICT của các thị trường mới nổi còn nhiều tiềm năng

Thị trường đang nổi đang mở ra tiềm năng lớn với sự ưu tiên tiêu dùng và sự hỗ trợ của chính sách quốc gia. Nhiều quốc gia đã nhận ra rằng Internet đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế và đưa ra một loạt các kế hoạch quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp ICT và nền kinh tế số.

Theo báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu (GCI) do Tập đoàn Huawei thực hiện, 7 trong số 50 quốc gia mới nổi đã triển khai các chiến lược phát triển ICT và vượt qua xếp hạng trước đó của họ trong bảng xếp hạng GCI. Malaysia thực hiện tốt nhất với việc triển khai chiến lược 'kỹ thuật số Malaysia', tăng 4 bậc. Ấn Độ, Indonesia, Philippine, và Columbia đã tăng 2 bậc.

Trong hội nghị Huawei Asia Pacific Emerging Market Summit tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) cuối tháng 8 vừa rồi, các nhà khai thác viễn thông và các nhà cung cấp nội dung toàn cầu đã hiểu rằng ICT tại các thị trường mới nổi khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang bao gồm cả những cơ hội và thách thức. Zhou Jianjun - Phó Chủ tịch Nhóm kinh doanh Hạ tầng viễn thông của Huawei - cho biết, có 3,9 tỷ người hiện chưa được tiếp cận Internet trên thế giới, và 3 tỷ người trong đó là ở các thị trường mới nổi. Cũng có đến 1,1 tỷ gia đình chưa kết nối với băng rộng cố định, trong đó ở các quốc gia mới nổi là 8 tỷ. So với thị trường phát triển, các dịch vụ video trả tiền, Internet of Things, dịch vụ đám mây của doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi chỉ mới bắt đầu bùng nổ.

Gỡ khó như thế nào?

Trong kỷ nguyên mới của nền kinh tế số, các nhà khai thác, những người đang đóng vai trò như mối liên kết giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số. Thế nhưng ở nhiều thị trường mới nổi, đặc biệt là các thành phố lớn, các nhà khai thác đang ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm các vị trí mới để đặt các trạm phát sóng, khiến cho vùng phủ sóng mạng di động không đủ để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt. Một số chính sách trong việc cấp phép tần số 4G của các cơ quan của chính phủ đã khiến các nhà khai thác mạng tốn hàng trăm triệu đô la, điều này đã khiến giá cước dịch vụ dành cho người dùng rất khó giảm thấp hơn. Sự không thích hợp của tài nguyên cáp quang và thủ tục trình duyệt cấp phép xây dựng mạng quá lâu dài và phức tạp đã dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như độ phủ sóng Internet ít hơn và chi phí dịch vụ cao hơn.

Một số quốc gia có Internet phát triển đã chứng kiến sự mất cân bằng trong kết nối. Tốc độ lướt Internet ở thủ đô nhanh hơn nhiều so với các thành phố, các quận huyện và làng mạc kém phát triển hơn, điều này cũng chỉ ra rằng không gian cải tiến cho cả băng rộng gia đình và băng rộng di động vẫn còn rất lớn.

Theo ông Zhou, các yếu tố chính của thị trường mới nổi là chính sách ICT, môi trường công nghiệp và các nghị quyết kinh doanh. Ông kêu gọi các cơ quan quản lý quốc gia đưa ra các chính sách hữu hiệu như phân phối băng tần số bình thường, và chính sách cởi mở để đổi mới công nghệ. "Cam kết với sự phát triển của các thị trường mới nổi, Huawei giúp các nhà khai thác xác định được khách hàng giá trị, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và xây dựng các hệ thống mạng giá trị. Cùng với các chính sách ngành, việc tái sử dụng các hệ thống mạng hiện có và đổi mới công nghệ và kinh doanh sẽ giúp tăng doanh thu và hiệu quả, đồng thời tạo nên một chu kỳ kinh doanh tích cực với việc phát triển dịch vụ và xây dựng mạng lưới" – ông Zhou nói.

Đọc thêm