Thừa Thiên Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương vào 2025
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai Nghị quyết 54. Cụ thể, theo nghị quyết số 54-NQ/TW (NQ 54) về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế (TTH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025 và phát triển trên nền tảng là một cố đô di sản.
Dựa trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và chủ trương của tỉnh, kiến trúc đô thị tại Thừa Thiên Huế sẽ thay đổi diện mạo theo hướng mang đậm dấu ấn địa phương.
Đồng thời, trên tinh thần của nghị quyết, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh.
Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu. Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival; trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch, y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
Để làm được điều đó, đòi hỏi lãnh đạo tỉnh, người dân địa phương cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn cần có sự tập trung cao độ, phát triển đúng định hướng và đúng lộ trình. Như chia sẻ của ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển theo chủ đề “Phát huy giá trị di sản trên nền tảng văn hóa, xanh và thông minh”, tiếp tục đẩy mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù địa phương, ưu tiên phát triển các ngành du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển đô thị thông minh và bền vững”.
Nhìn từ thực tiễn, nghị quyết sẽ tác động ít nhiều đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tại Thừa Thiên Huế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trong thời gian tới. Việc đưa ra các chính sách cởi mở, đồng hành gỡ rối cùng doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh sẽ là điều kiện thúc đẩy nguồn vốn đầu tư. Góp phần dựng xây các công trình tương lai, tạo nên một diện mạo mới cho Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên, mọi đổi mới đều phải tập trung phát triển trên tinh thần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá di sản cố đô.
|
Dự án De 1st Quantum (Minh Linh Compound) - Hài hòa giữa lòng di sản |
Giá trị khác biệt của BĐS Thừa Thiên Huế so với các tỉnh lân cận
Dựa theo định hướng chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại Thừa Thiên Huế luôn đặt mục tiêu phát triển trên tinh thần kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa vốn có. Bên cạnh đó, những công trình được xây dựng ‘cần’ mang đậm màu sắc và văn hóa con người xứ Huế.
Mặc dù, tiềm năng được nhận định không kém Đà Nẵng - Quảng Nam bởi những ưu đãi về tự nhiên, giao thông vận tải, du lịch... nhưng lĩnh vực bất động sản tại Thừa Thiên Huế lại không phát triển ồ ạt như các tỉnh thành lân cận. Thị trường ở đây vẫn phát triển ổn định, bền vững và an toàn hơn rất nhiều.
Cũng theo ông Phan Ngọc Thọ, Thừa Thiên Huế sẽ không phát triển với những đô thị lớn, những khu công nghiệp lớn mà phát triển hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại. Thừa Thiên Huế sẽ hướng tới một đô thị sinh thái, di sản, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh.
Các doanh nghiệp bất động sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế luôn dựa trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng. Nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây và con người xứ Huế.
Mỗi một dự án bất động sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế luôn phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển di sản và phát triển đô thị, trong đó phát triển đô thị phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển di sản; giữa hỗ trợ của BLĐ tỉnh và nỗ lực của doanh nghiệp.
Đây được xem là yếu tố tiên quyết giúp lĩnh vực bất động sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển ổn định, không có hiện tượng “bong bóng bất động sản”. Đồng thời, trở thành tâm điểm thu hút đầu tư của các ‘ông lớn’ trong lĩnh vực này.
Trong năm 2020, Thừa Thiên Huế hứa hẹn sẽ là thị trường đầy tiềm năng, tạo “cú hích” cho bất động sản khu vực miền Trung.