Ngôi nhà hẹp được thiết kế nâng sàn sáng tạo ở Ninh Bình

(PLVN) - Ngôi nhà là nơi sinh sống của 1 gia đình 3 thế hệ ở Ninh Bình với chiều ngang hẹp khiến các kiến trúc sư phải đưa ra giải pháp nâng sàn và tăng cường các khoảng trống để đảm bảo sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
Ngôi nhà là nơi sinh sống của 1 gia đình 3 thế hệ (Ảnh: ArchDaily)

Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà kín đáo hơn so với những ngôi nhà xung quanh, trong đó những cánh cửa nhựa lõi thép sáng màu mang với tỷ lệ hài hòa với chiều cao nhà. Mặt tiền ngôi nhà sử dụng những tấm thép rỗng giúp thông gió, chiếu sáng và đảm bảo an toàn.

Hệ cửa nhựa lõi thép ray trượt có thể đóng mở tùy ý. (Ảnh: ArchDaily)

Mặt tiền sử dụng những tấm thép rỗng. (Ảnh: ArchDaily)

Kiến trúc sư đã áp dụng cấu trúc lệch tầng cho ngôi nhà để tăng khả năng kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà được hình thành bằng cách thay đổi liên tục của cột cao độ các mặt sàn giúp sự di chuyển của các không gian được liên tục đồng thời hình thành các không gian mở tạo sự kết nối trong cả không gian riêng tư và chung với nhau.

Kiến trúc sư đã áp dụng cấu trúc lệch tầng cho ngôi nhà. (Ảnh: ArchDaily)

Với lợi thế chiều cao trần không hạn chế, kiến trúc sư đã vận dụng giải pháp nâng sàn tại từng không gian cao hơn một chút giúp mang lại trải nghiệm mới lạ và xóa tan cảm giác gò bó của không gian nhỏ.

Ngôi nhà có lợi thế chiều cao trần không hạn chế. (Ảnh: ArchDaily)

Kiến trúc sư cũng thiết kế các mảng tường, sàn, trần nhà, cầu thang đồng nhất với tông màu trắng giúp không gian nhà nhỏ nhưng vẫn mang lại cái nhìn rộng rãi qua thị giác.

Mảng tường, sàn, trần nhà, cầu thang đồng nhất tông màu trắng. (Ảnh: ArchDaily)

Phòng khách với những ô cửa sổ đồng nhất không chỉ mang lại phong cách riêng mà còn có tác dụng lấy sáng và gió.

Phòng khách với những ô cửa sổ đồng nhất. (Ảnh: ArchDaily)

Không gian sinh hoạt chung được bố trí ở trung tâm ngôi nhà theo chiều dọc và được bao quanh bởi các phòng riêng tư hơn với thứ tự được sắp xếp theo khoảng cách di chuyển. Phòng ngủ của người ông đã cao tuổi là gần nhất, tiếp theo là phòng ngủ của ba mẹ và con cái.

Không gian sinh hoạt chung. (Ảnh: ArchDaily)

Một phòng ngủ trong nhà. (Ảnh: ArchDaily)

Đan xen giữa không gian riêng tư và chung là vùng đệm không chỉ có tác dụng tăng cường vi khí hậu trong nhà mà còn giúp các thành viên được tận hưởng thời gian bên nhau, xoá bỏ ranh giới giữa không gian riêng tư và không gian chung. Nhờ đó, thành viên trong nhà có thể chọn cho mình một góc riêng thư giãn mà vẫn có kết nối với nhau thông qua ánh nhìn, cử chỉ hoặc âm thanh. Các không gian trong nhà tuy nhỏ nhưng được thiết kế theo nguyên tắc vừa đủ, chỉ giữ lại những gì cần thiết.

Đan xen giữa không gian riêng tư và chung là vùng đệm. (Ảnh: ArchDaily)

Mọi người có thể kết nối với nhau thông qua ánh nhìn, cử chỉ hoặc âm thanh. (Ảnh: ArchDaily)

Cầu thang kết nối giữa các không gian trong nhà. (Ảnh: ArchDaily)