Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia kinh tế - tài chính - bất động sản đầu ngành như: ông Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); ông Võ Trí Thành - Nguyên phó viện trưởng Viện nghiên cứu QLKT Trung ương (CIEM); ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA); ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính ngân hàng; ông Đinh Thế Hiển – Chuyên gia Tài chính đầu tư; ông Lâm Minh Chánh - Phó chủ tịch thường trực CLB Doanh nhân BizLIVE.
|
Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế- tài chính, bất động sản đầu ngành. |
Sự kiện thu hút hơn 1.000 khách là các quỹ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng và các nhà đầu tư cá nhân.
Ông Trịnh Văn Quyết đã chia sẻ tại hội thảo chiến lược triển khai những dự án quy mô đồng bộ trên khắp cả nước, khai thác tiềm năng du lịch tại các địa phương có đường bờ biển đẹp.
Ông Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Tiềm năng tăng trưởng cho lĩnh vực bất động sản Việt Nam rất lớn. Việt Nam có dân số tiếp tục tăng trưởng, đồng thời tầng lớp trung lưu tăng lên và giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Mảng bất động sản nghỉ dưỡng ven biển như Tập đoàn FLC đầu tư là những nơi Việt Nam có lợi thế rõ rệt. Thị trường du lịch Việt Nam có dư địa phát triển rất rộng lớn, trong đó phần lớn là khách Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc. Đơn cử như có 143 triệu khách du lịch Trung Quốc đi ra nước ngoài trong năm 2016, 43% số đó có độ tuổi dưới 30 tuổi, nhu cầu chi tiêu khác hẳn so với người già. Một thị trường nữa là tầng lớp trung lưu trẻ. Tại FLC Sầm Sơn, nhiều gia đình trẻ đi hưởng thụ, tăng chất lượng cuộc sống. Điểm cuối cùng là có lẽ FLC nên sớm liên kết với các hãng lữ hành quốc tế để xây dựng những khu du lịch chuyên môn hóa với một số nước, từ đó biến du lịch thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước giống như Nghị quyết đề ra.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ dành cho những người “tạm gọi là có tiền”, mà còn gắn với một số phân khúc khác như người lớn tuổi và bảo hiểm. Trong bối cảnh tầng lớp trung lưu tăng, cấu trúc dân số đem lại những cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng. “Đó là những tin tốt lành bên cạnh những hứng khởi của bất động sản. Nhưng tôi cũng phải nói rất thật lòng, hiện nay về mặt chính sách còn một thứ hơi “dùng dằng”. Bất động sản có hệ số “kéo” rất lớn, nó sẽ kéo theo nhiều ngành liên quan phát triển nếu bản thân nó phát triển và ngược lại”- ông Thành phân tích.
Có nhà đầu tư đã đưa ra thắc mắc về thị giá cổ phiếu FLC, ông Lâm Minh Chánh nhận định mức giá hiện chưa thể hiện hết tiềm năng của mã cổ phiếu FLC. Với kinh nghiệm tài chính, ông Chánh cho rằng trừ khi thị trường quá “sung” hoặc quá “xìu”, lâu lâu mới có một lần, thì thị trường cứ lên hoặc cứ xuống mà không cần lí do. Còn bình thường thì VN-Index có cái lý của nó. Đối với những trường hợp không hợp lý, ví dụ như cổ phiếu của FLC đang thấp dưới mệnh giá. Nhưng có một tin vui là mã FLC đang tăng lên hơn 8.000 đồng. Nhưng dù vậy thì đây vẫn chưa phải là mức giá thể hiện hết tiềm năng của mã cổ phiếu FLC. “Còn về giá cổ phiếu FLC, tôi cho rằng nếu công tác quan hệ cổ đông làm tốt hơn, làm sao để thị trường nghe được những thông tin trong buổi hội thảo ngày hôm nay thì chắc chắn sẽ không ở mức như hiện tại và sau buổi hôm nay tôi sẽ mua cổ phiếu FLC", ông Chánh nói.
Người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết cũng chia sẻ thêm, năm 2017, các nhà đầu tư lớn cá nhân và quỹ của FLC đang phấn đấu sở hữu trên 50% cổ phiếu, hiện tại đã sở hữu trên dưới 30% cổ phiếu. Cổ phiếu FLC được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và có tới 70% là nhà đầu tư cá nhân.
Được biết, năm 2016 là một năm bùng nổ của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Tiếp đà tăng trưởng, năm 2017 được xem là năm tiếp tục “ăn nên làm ra” của lĩnh vực này khi nhiều nhà đầu tư lớn bắt đầu rục rịch chuyển hướng, chuẩn bị tung ra hàng trăm nghìn villa hướng biển, căn hộ khách sạn condotel để hưởng lợi từ xu thế.
Sự cạnh tranh ngày càng gay cấn và quyết liệt khiến thị trườngbất động sản nghỉ dưỡng không còn là sân chơi chung cho tất cả. Những chủ đầu tư giải quyết tốt bài toán kinh tế trong mô hình kinh doanh của mình (quỹ đất địa thế đẹp, kiểm soát chi phí xây dựng, chính bán hàng vượt trội, sản phẩm chất lượng tốt, đồng bộ…) sẽ chiếm lĩnh thị trường.