Nằm cách sông Hồng thơ mộng tầm 2 km, Thành cổ Sơn Tây được xây dựng theo lối kiến trúc Vauban. Thành được thiết kế kiểu hình vuông cạnh 500m, gạch đắp cao lên đến 5m. Xung quanh thành được bao phủ bởi hào nước rộng khoảng 20m, với con đường làm bằng gạch đá ngăn cách giữa hào nước và tường thành.
|
Kỳ đài (bên trong Thành cổ Sơn Tây) cao 18m được xây trên một bệ lớn bằng đá ong.
|
Theo sử sách ghi lại, Thành cổ Sơn Tây có chu vi 326 trượng 7 thước tương ứng với 1306,8 mét. Chu vi mặt nước rộng lớn bao quanh thành với 448 trượng (1792 mét), rộng 26,8m và sâu 4m. Tường thành được xây dựng cao 1 trượng 1 thước (4,4m). Mới chỉ nhìn từ xa thôi, khách du lịch đã bị choáng ngợp bởi không gian rộng lớn mà thành cổ bao phủ, nổi bật giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
|
Cổng tam quan.
|
Điện Kinh Thiên nơi làm lễ của nhà vua.
|
Thành cổ Sơn Tây được biết tới là một công trình kiến trúc quân sự cổ độc đáo bậc nhất Việt Nam. Được xây dựng vào đời vua Minh Mạng lần thứ 3 năm 1822. Thành cổ Sơn Tây là chứng tích lịch sử đầu tiên và duy nhất được xây bằng đá ong với tổng diện tích 16 hecta rộng lớn.
|
Thành vốn là thủ phủ của vùng Tam tuyên gồm ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang thời nhà Nguyễn. Trải qua 2 thế kỷ, đến nay những dấu tích lịch sử vẫn còn nguyên vẹn bởi vẻ đẹp cổ kính, rêu phong và không gian yên bình.
|
Thành bao gồm bốn cửa chính hướng về Đông, Tây, Nam, Bắc với những cái tên tương ứng như cửa Tả, cửa Hữu, cửa Tiền và cửa Hậu. Cửa Tả hướng ra phố Phùng Khắc Khoan (chợ Nghệ cũ), cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo. Còn cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung trong khi cửa Hậu hướng thẳng bờ sông Hồng.
|
Xung quanh thành được bao phủ bởi hào nước rộng khoảng 20m, được nối ra sông Tích ở góc thành phía Tây Nam.
|
|
Với con đường làm bằng gạch đá ngăn cách giữa hào nước và tường thành.
|
|
Thành chính bên trong được xây dựng một kỳ đài to lớn hình tháp 8 cạnh, cao 18 mét với nhiều ô cửa sổ nhỏ hứng trọng ánh nắng mặt trời mỗi sớm. Kỳ đài vừa là tháp canh vừa là cột cờ của thành trì, là địa điểm quan sát cao nhất của lính An Nam. Phía bên trong tháp là một cầu thang đá với kiểu kiến trúc xoáy trôn ốc với 50 bậc đá dài. Vào năm 1940, đỉnh tháp được lắp đặt hệ thống âm thanh thu phát tín hiệu để báo giờ hoặc thông báo tình hình mỗi khi có bất trắc xảy ra. Dưới chân tháp, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh hai giếng nước to lớn, đầy ắp sắc màu xanh ngát, trong suốt, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, yên bình.
Thành cổ và những câu chuyện lịch sử
Năm 1884, quân Pháp đánh chiếm thành. Đến năm 1924, Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Martial Henri Merlin đã ra nghị định xếp hạng di tích thành cổ này. Đặc biệt, vào tháng 12/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức một cuộc họp quan trọng tại đây.
Qua gần 200 năm, sau nhiều cuộc chiến tranh và thời gian, thành cổ Sơn Tây đã bị phá hủy phần lớn. Hiện chỉ còn lại dấu tích một số đoạn tường thành, cổng thành và một vài công trình sót lại trong khu vực thành cổ như vọng lâu, nền điện Kính Thiên, giếng nước, hai khẩu súng thần công…
Với những giá trị đặc biệt như trên, năm 1994, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận thành cổ Sơn Tây là Di tích Lịch sử Kiến trúc Quốc gia.
Năm 2009, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định cải tạo, chỉnh trang và phục dựng lại một số di tích trong Khu thành cổ này để phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Hiện nay, thành cổ đá ong Sơn Tây đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc quân sự độc đáo thu hút khách tham quan. Vào mùa xuân, đến thăm thành cổ Sơn Tây, du khách sẽ được ngắm nhìn hàng cây cơm nguội khoe lá mới. Tháng 3 hoa gạo nở đỏ rực. Thu tới những hàng bồ kết dại tỏa sắc vàng.
|
|
|
Vẻ đẹp yên bình trong Thành cổ.
|
Qua gần 200 năm, phần lớn Thành cổ Sơn Tây đã bị phá hủy. Những dấu tích còn sót lại chủ yếu là đoạn tường thành, cổng thành, giếng nước, khẩu súng thần công và một số chi tiết nhỏ trong Vọng cung, Điện Kính Thiên… Tuy nhiên, Thành cổ Sơn Tây vẫn hiện lên với vẻ đẹp nguy nga tráng lệ, đắm say lòng người.