Sau khi thăm khám, các bác sĩ Khối Ngoại thần kinh BV Nhi Đồng TP.HCM phát hiện có tổn thương dấu thần kinh định vị, méo miệng, yếu liệt... Chụp MRI ghi nhận có nhồi máu não vùng đính trái.
Sau hội chẩn, bé được chỉ định chụp DSA mạch não, thủ thuật chẩn đoán cho phép thuyên giảm hơn 60% liều lượng bức xạ gậy hại cho trẻ nhỏ trong quá trình diễn ra thủ thuật.
Sau khi chụp mạch chẩn đoán, các bác sĩ đã có được lộ trình mạch máu não rõ nét và chi tiết hơn, đủ để xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp các biện pháp can thiệp tối ưu.
Hiện bệnh nhi đang hồi phục dần, có thể tự ăn uống, hết co giật, giao tiếp bình thường và đang phối hợp vật lý trị liệu vận động phục hồi chức năng vận động ngôn ngữ do tai biến trước đó, đồng thời tiếp tục theo dõi sát tổn thương não.
Sau khi chụp mạch chẩn đoán, các bác sĩ đã có được lộ trình mạch máu não rõ nét và chi tiết hơn, đủ để xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp các biện pháp can thiệp tối ưu. |
Theo BS Huỳnh Hữu Danh, đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông của máu ở não bị tắc nghẽn làm chết những tế bào não ngay tại vùng bị tắc, còn những tế bào não ở vùng kế cận sẽ bị giảm lượng máu đến nuôi chúng.
Ở trẻ em, đột quỵ tương đối hiếm, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não và khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.
Mỗi lần đột quỵ, não sẽ càng hư hại không thể nào hồi phục được, sẽ gây ra những khiếm khuyết, di chứng thần kinh ngày càng nặng, thậm chí tử vong.
Một số trẻ do điều trị trễ, tổn thương từ lần đột quỵ trước quá nặng, nên sau mổ vẫn còn những di chứng thần kinh. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm có vai trò rất quan trọng, để ngăn ngừa những cơn đột quỵ, tổn thương não tái diễn, đồng thời tránh những di chứng thần kinh, cải thiện chất lượng cuộc sống.