Bệnh gút - Cách điều trị và giải pháp hỗ trợ từ Hoàng Thống Phong

0:00 / 0:00
0:00
Gút là bệnh lý viêm khớp do sự lắng đọng tinh thể urat gây ra. Triệu chứng điển hình nhất của gút là các cơn đau khớp dữ dội, xuất hiện vào ban đêm. Bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như nổi cục tophi, suy thận... Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại các phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả hiện nay.

Phương pháp chữa bệnh gút bằng cách sử dụng thuốc tây

Điều trị bệnh gút bằng thuốc tây cần đáp ứng 2 mục tiêu là giảm nhanh triệu chứng đau khi cơn gút cấp tái phát và kiểm soát nồng độ axit uric máu trong ngưỡng ổn định. Tương ứng với 2 mục tiêu kể trên là 2 nhóm thuốc sau:

Thuốc giảm đau trong cơn gút cấp

Colchicin: Đây là thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị giảm đau gút. Ngoài ra, colchicin còn được dùng để dự phòng gút cấp tái phát. Nên bắt đầu sử dụng colchicin với liều thấp nhất vì thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận...

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs): Một số thuốc quen thuộc như naproxen, diclofenac, ibuprofen... Các thuốc nhóm này có tác dụng giảm đau nhanh và có thể kết hợp cùng với colchicin để tăng cường hiệu quả. Cần thận trọng khi dùng NSAIDs cho các đối tượng như người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng, người cao tuổi, suy giảm chức năng gan...

Thuốc corticoid: Các thuốc nhóm này có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều rất hạn chế và ngắn ngày do có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ như phù, phát ban, đục thủy tinh thể...

Chữa bệnh gút bằng thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Chữa bệnh gút bằng thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Thuốc giảm axit uric máu ngăn ngừa tái phát

Thuốc ức chế tổng hợp axit uric: Allopurinol là thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc này. Đây được coi là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, khi sử dụng allopurinol trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, ban đỏ, buồn nôn...

Thuốc tăng thải trừ axit uric: Đây là nhóm thuốc được lựa chọn thứ 2 cho người bệnh gút. Có 2 thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc này được chấp thuận đưa vào điều trị là probenecid và benzbromarone. Các thuốc này không được sử dụng trên người bị sỏi thận, suy thận...

Thuốc hủy urat: Nhóm thuốc này bao gồm rasburicase và pegloticase. Mặc dù, nhóm thuốc hủy urat giúp hạ axit uric máu nhanh nhưng lại nhanh kháng thuốc nên ít được sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như khó thở, đau ngực, sốc phản vệ…

Nên sử dụng thuốc chữa bệnh gút theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ

Nên sử dụng thuốc chữa bệnh gút theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh gút

Chế độ dinh dưỡng có mối liên quan mật thiết với sự tiến triển của bệnh gút. Do đó, việc thay đổi chế độ ăn là cách hỗ trợ điều trị gút khá hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh gút:

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu purin sẽ giúp giảm nồng độ axit uric máu. Một số thực phẩm người bệnh gút nên kiêng ăn như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật...

- Tăng cường uống nước, trung bình mỗi ngày khoảng 2 - 2,5 lít. Đây là cách đơn giản giúp tăng đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu.

- Bổ sung vào khẩu phần ăn rau xanh, hoa quả tươi giúp tăng cường chất xơ và vitamin cho cơ thể.

- Duy trì cân nặng ở mức cho phép, giảm cân để tránh tăng thêm áp lực lên các khớp ở chân.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích vì có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, tăng nguy cơ khởi phát cơn gút cấp.

Người bệnh gút nên hạn chế ăn hải sản vì có thể làm axit uric máu tăng cao

Người bệnh gút nên hạn chế ăn hải sản vì có thể làm axit uric máu tăng cao

Sử dụng TPBVSK Hoàng Thống Phong hỗ trợ cải thiện bệnh gút an toàn, hiệu quả

Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút đang được rất nhiều người bệnh tin dùng. Các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên không chỉ hỗ trợ làm giảm cơn đau gút, hạn chế tình trạng sưng viêm, phục hồi xương khớp mà còn ít tác dụng phụ, an toàn, lành tính. Có thể kể đến một trong những sản phẩm từ thảo dược lâu năm, được nhiều người bệnh gút tin dùng đó là TPBVSK Hoàng Thống Phong.

Với thành phần chính từ trạch tả kết hợp cùng 6 loại thảo dược quý (thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo), Hoàng Thống Phong hỗ trợ giảm axit uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp và tăng cường chức năng gan, thận.

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị gút cho kết quả như sau:

- 88,9% người dùng giảm axit uric máu về giới hạn bình thường.

- 96,4% người dùng cải thiện sưng đau khớp sau 3-4 ngày.

- Không có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trên gan, thận và cơ quan tạo máu khi dùng Hoàng Thống Phong.

TPBVSK Hoàng Thống Phong hỗ trợ điều trị gút đã được kiểm chứng trên lâm sàng

TPBVSK Hoàng Thống Phong hỗ trợ điều trị gút đã được kiểm chứng trên lâm sàng

Đặc biệt, Hoàng Thống Phong là sản phẩm được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất. Nhờ đó mà tồn dư hóa chất còn trong dược liệu được loại bỏ hoàn toàn, chiết xuất được tối đa hàm lượng hoạt chất giúp tăng cường hiệu quả hỗ trợ cải thiện bệnh gút. Có thể nói, Hoàng Thống Phong là một sự lựa chọn an toàn, giúp hỗ trợ giảm axit uric máu, giảm đau gút.

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả. Mong rằng sẽ giúp người bệnh gút lựa chọn được phương pháp phù hợp với bản thân và kiểm soát được sự tiến triển của bệnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, người bệnh đừng quên kết hợp sử dụng Hoàng Thống Phong mỗi ngày để hết sưng đau, khỏi mau bệnh gút nhé.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đọc thêm