Ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 20/9 bởi Trung tâm Y tế Đại học Maryland. Bệnh nhân là một cựu binh hải quân Lawrence Fawcett (58 tuổi), do bị bệnh tim giai đoạn cuối khiến ông không đủ điều kiện để ghép tim truyền thống.
"Hy vọng thực sự duy nhất còn lại của tôi là được sử dụng trái tim lợn được cấy ghép. Ít nhất bây giờ tôi có hy vọng và cơ hội", ông phát biểu trước ca phẫu thuật.
Hai ngày sau ca phẫu thuật cấy ghép tim, ông Fawcett đã có thể nói chuyện và ngồi dậy. Ông đang được theo dõi chặt chẽ để phát hiện bất kỳ dấu hiệu đào thải hoặc bất kỳ sự phát triển nào của virus liên quan đến heo.
|
Lawrence Faucette là một cựu binh hải quân có hai con. Ông từng là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại Viện Y tế quốc gia trước khi nghỉ hưu gần đây. Ảnh: University of Maryland Medical Center. |
Tim được sử dụng được lấy từ một con lợn biến đổi gene của Công ty công nghệ sinh học Revivcor. Trước khi cấy ghép các nhà khoa học đã chỉnh sửa 10 gene, trong đó có 3 gene bị "loại bỏ" hoặc bất hoạt để loại trừ yếu tố có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng trong hệ miễn dịch của con người, gây đào thải nội tạng; một gene heo bổ sung được sửa đổi để kiểm soát sự phát triển của tim heo, trong khi 6 gene người được thêm vào bộ gene của heo để tăng khả năng chấp nhận của hệ miễn dịch.
Việc cấy ghép các bộ phận từ động vật có thể đem lại hy vọng và giải pháp cho hàng trăm nghìn bệnh nhân suy tạng. Hiện nay, có hơn 100.000 bệnh nhân tại Mỹ đang nằm trong danh sách chờ được cấy ghép tạng.
Ca phẫu thuật đầu tiên cũng do Trung tâm Y tế Đại học Maryland thực hiện vào tháng 1/2022. Bệnh nhân là David Bennett (57 tuổi) qua đời hai tháng sau ca phẫu thuật.