Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách giúp bệnh nhanh cải thiện nhờ bộ đôi Subạc

0:00 / 0:00
0:00
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? là câu hỏi rất phổ biến. Nhận biết sớm bệnh thủy đậu và có cách phòng ngừa lây nhiễm sẽ giúp bệnh không lan rộng ra cộng đồng. Đặc biệt, kết hợp bôi gel Subạc và uống cốm Subạc ngay từ khi xuất hiện các nốt ban đỏ sẽ giúp các nốt mụn nước nhanh khô lại và ngăn ngừa sẹo thâm hiệu quả.

Tác nhân nào gây ra bệnh thủy đậu?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi virus Varicella Zoster. Ai cũng có khả năng bị nhiễm loại virus này, nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em.

Đối với người lớn, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu thấp hơn nhưng khi đã bị bệnh, người mắc có thể xuất hiện nhiều biến chứng nặng như: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm gan, viêm màng não,… nặng nhất là gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Bệnh thủy đậu hay gặp nhất ở trẻ em

Bệnh thủy đậu hay gặp nhất ở trẻ em

Con đường lây lan bệnh thủy đậu là gì?

Trên thực tế, những ai chưa tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu hoặc chưa từng mắc thủy đậu đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

Điều đặc biệt, người bệnh có thể lây virus thủy đậu sang cho người khác ngay cả trước khi thấy nốt ban đầu tiên, trong khi đang nổi mụn nước phát ban, thậm chí đến khi các ban đóng vảy vẫn có thể lây nhiễm. Các con đường lây lan bệnh thủy đậu thường được biết tới bao gồm:

Lây qua đường hô hấp

Đây là con đường dễ lây lan nhất bệnh thủy đậu. Khi người bị thủy đậu hắt hơi, ho hắng hay nói chuyện sẽ làm phát tán virus thông qua các giọt bắn nước bọt trong không khí. Nếu người tiếp xúc hít phải các virus này trong các giọt bắn thì khả năng bị lây nhiễm bệnh thủy đậu khá cao.

Lây lan bệnh thủy đậu qua tiếp xúc trực tiếp

Bệnh thủy đậu có thể bị lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người bình thường với vùng da bị viêm nhiễm của người bệnh thủy đậu. Đặc biệt, nếu người bình thường sờ vào mụn nước của người mắc thủy đậu thì khả năng lây nhiễm là rất lớn.

Thủy đậu lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp

Khi người bình thường sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người bệnh thủy đậu cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus thủy đậu.

Trên thực tế, virus thủy đậu tồn tại khá lâu trong tự nhiên. Các đồ vật dễ làm lan truyền virus bao gồm: chăn màn, giường chiếu, khăn mặt, cốc uống nước, gối,…

Bệnh thủy đậu thường lây qua đường hô hấp

Bệnh thủy đậu thường lây qua đường hô hấp

Thời gian ủ bệnh thủy đậu

Thủy đậu có thời gian ủ bệnh là từ 2 – 3 tuần, sau đó bệnh có các biểu hiện ngứa rát, nổi mụn nước, vảy tiết, mụn mủ mọc lên trên bề mặt da.

Điều đáng lưu ý, nếu bị bội nhiễm ở các nốt mụn nước, người bệnh có thể bị sẹo thủy đậu khó lành.

Một số lưu ý giúp ngăn ngừa bệnh thủy đậu lây lan và mau khỏi

Bệnh thủy đậu dễ lây nên có thể tạo thành dịch trong cộng đồng. Để ngăn ngừa lây nhiễm thủy đậu, người bệnh nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

● Cách ly người bệnh khoảng 7-10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh. Tốt nhất người bệnh không tới những chỗ đông người, nên ở trong phòng riêng để hạn chế lây bệnh ra cộng đồng.

● Trẻ em bị thủy đậu cần được cho nghỉ học để cách ly với các bạn nhằm tránh lây nhiễm cho những bé khác. Bé bị bệnh cần được cha mẹ cắt sạch móng tay để hạn chế cào/gãi khiến dây dịch tiết mụn nước thủy đậu ra xung quanh.

● Các đồ dùng cá nhân của người bệnh như: khăn mặt, quần áo, cốc chén,… cần được dùng riêng nhằm hạn chế lây nhiễm virus.

● Người bệnh cần được tắm rửa hàng ngày, không cần kiêng nước, kiêng gió.

● Người thân cần rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng sau khi tiếp xúc gần với người bệnh.

● Người bệnh thủy đậu nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước (có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả)… để tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

Người bệnh nên cách ly để hạn chế làm thủy đậu lây lan

Người bệnh nên cách ly để hạn chế làm thủy đậu lây lan

Cải thiện bệnh thủy đậu và ngăn ngừa sẹo nhờ bộ đôi gel & cốm Subạc

Để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sẹo thủy đậu an toàn, hiệu quả, hiện nay có 1 xu hướng mới được nhiều chuyên gia khuyên dùng là bộ đôi gel & cốm Subạc. Cụ thể:

Gel Subạc: Trong gel Subạc có chứa Nano bạc kết hợp với Chitosan, dịch chiết Neem, Kẽm salicylate giúp làm sạch, sát khuẩn các vết thương hở, từ đó làm nhanh se mụn nước và cải thiện triệu chứng bệnh thủy đậu.

Thành phần Nano bạc trong gel Subạc đã được nghiên cứu cho thấy tác dụng phá hủy màng tế bào vi khuẩn, vô hiệu hóa enzyme, ức chế quá trình hô hấp của vi khuẩn, virus gây bệnh. Tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, nano bạc đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại virus, vi khuẩn kể cả những chủng kháng kháng sinh. Nhờ đó giúp chống lại nguyên nhân gây bệnh, tạo màng nano bao phủ bên ngoài vết thương giúp các nốt mụn nước thủy đậu nhanh lành.

Nano bạc giúp sát khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt virus gây bệnh thủy đậu

Nano bạc giúp sát khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt virus gây bệnh thủy đậu

Đặc biệt, gel Subạc được bào chế dưới dạng gel trong suốt nên không gây mất thẩm mỹ cũng như để lại vết màu trên da hay quần áo của người bệnh thủy đậu. Gel Subạc đạt hiệu quả cao nhất khi bắt đầu xuất hiện nốt ban thủy đậu.

Cốm Subạc: Là sự kết hợp độc đáo của nhiều thảo dược như cao lá Neem, cao lá Xoài, cao Tạo giác thích, cao Bạch chỉ,... cùng với L-Lysine, vitamin C và vi chất cần thiết. Cốm Subạc giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch bên trong. Nhờ đó vừa hỗ trợ ngăn cản sự tấn công của virus thủy đậu, giảm triệu chứng bệnh thủy đậu, vừa hỗ trợ làm lành nhanh các tổn thương.

Cốm & gel Subạc giúp nhanh lành vết thương, hạn chế hình thành sẹo

Cốm & gel Subạc giúp nhanh lành vết thương, hạn chế hình thành sẹo

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?”. Khi bị thủy đậu, người bệnh cần chú ý trong sinh hoạt và chế độ ăn uống, đồng thời bôi gel Subạc giúp kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo lên các tổn thương ngoài da và uống cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng giúp nhanh lành các nốt mụn nước, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

* Bộ đôi gel & cốm Subạc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đọc thêm