Điển hình có thể nhắc đến là những tâm tư của đại diện doanh nghiệp Bệnh viện Thẩm mỹ JT Angel.
Theo thông tin từ bệnh viện thẩm mỹ JT Angel, doanh nghiệp liên tục có đơn thư gửi đến cơ quan chức năng để đề nghị được làm rõ, xác minh về một số đối tượng sử dụng mạng xã hội để truyền tải những thông tin sai sự thật. Theo bà Nhã Lê- CEO Bệnh viện JT Angel, trong 2 năm qua, khi mạng xã hội bùng nổ, trên trang fanpage của bệnh viện xuất hiện nhiều tài khoản truyền tải thông tin chưa được kiểm chứng để làm nhục bà và cố tình hạ thấp uy tín doanh nghiệp của Bà, truyền tải các thông tin không chính xác, chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh làm rõ nhằm kêu gọi tẩy chay doanh nghiệp do bà điều hành; thực hiện các cuộc tấn công ồ ạt trên mạng xã hội để đánh dấu sao kém chất lượng trên fangage; loan truyền thông tin vu khống tên bệnh viện bị thay đổi; sử dụng các thông tin chưa được các cơ quan y tế xác định để khẳng định dịch vụ y tế tại bệnh viện JT Angle không đạt chất lượng; loan truyền thông tin về 1 vị bác sỹ làm bệnh nhân qua đời ở bệnh viện khác để đánh tráo khái niệm, cho rằng vị bác sỹ này khiến bệnh nhân tại JT Angel qua đời;
Bà Nhã Lê- Tổng giám đốc JT Angel |
Chưa dừng lại ở việc tấn công trên fanpage của doanh nghiệp, một số đối tượng còn có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận xúc phạm vô cớ đến nhân viên, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, khiến cho sự việc không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi tẩy chay doanh nghiệp, mà còn khiến người lao động tại doanh nghiệp bị bấn loạn.
Theo Bà Nhã Lê- Tổng giám đốc JT Angel, tất cả những sự việc trên đều được bộ phận pháp lý tập hợp gửi đến các cơ quan chức năng liên quan, nhằm bảo vệ uy tín, danh dự, thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Việc tranh cãi trên mạng xã hội dẫn đến việc gây mất an ninh trật tự không phải là con đường mà doanh nghiệp chọn lựa. Nhất là khi luật pháp tại Việt Nam đã có nhiều quy định nghiêm ngặt, cụ thể liên quan việc truyền bá thông tin bịa đặt, sai sự thật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng. Cụ thể, Nghị định quy định người sử dụng được bảo vệ thông tin theo quy định của pháp luật, đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình cung cấp, lưu trữ, truyền đưa, chia sẻ trên mạng; Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ trách nhiệm tạm khóa, gỡ bỏ thông tin vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác chậm nhất 48 giờ khi có yêu cầu từ người sử dụng mạng xã hội hoặc chậm nhất không quá 24 giờ khi nhận được yêu cầu từ cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Từ những tình huống mà bệnh viện JT Angel gặp phải, có thể nhận thấy, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác cũng đã từng gánh chịu tương tự. Được biết, không ít tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp, cá nhân bị tấn công bởi các chủ tài khoản giả mạo, ẩn danh đã cung cấp thông tin thiếu chính xác, tùy tiện, thiếu trách nhiệm, điều hướng dư luận để công kích các doanh nghiệp, cá nhân.
Bà Nhã Lê trao tặng xe cứu thương |
Việc một doanh nghiệp tiến hành gửi đơn đến các cơ quan chức năng khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng là một động thái phù hợp, văn minh trong bối cảnh hiện nay.
Trước sự phát triển nhanh chóng của các loại hình mạng xã hội, sự gia tăng có hoạt động lợi dụng mạng xã hội có hoạt động vi phạm pháp luật, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm xây dựng một hành lang pháp lý, quản lý nhà nước chặt chẽ trên không gian mạng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cụ thể: Luật An ninh mạng năm 2018, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội,… Ngày 09/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP (Nghị định 147) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024. |