Theo đó bệnh viện đã thực hiện thành công 3 ca bệnh đầu tiên. Bệnh nhân N. T. T (37 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) có sỏi thận trái kích thước 20mm, đã thất bại với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể; bệnh nhân T. T. Đ (39 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) có sỏi thận trái tái phát sau mổ mở và bệnh nhân Đ. T. Th (56 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) có sỏi tái phát sau mổ mở ở thận 2 bên thận.
E-kip đang tiến hành kỹ thuật tán sỏi nội soi qua da. |
Các bệnh nhân từng điều trị nội khoa và trải qua mổ mở lấy sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể nhiều lần. Qua hội chẩn, các bác sĩ nhận định đây là các trường hợp sỏi gây biến chứng cần được điều trị triệt để bằng phương pháp tán sỏi nội soi qua da.
Ê kíp phẫu thuật nội soi qua đường hầm siêu nhỏ qua da vào thận, sử dụng máy tán sỏi và đã lấy sỏi thành công cho các bệnh nhân.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau khi điều trị bằng kỹ thuật mới. |
Theo Th.BS. Nguyễn Hữu Toàn – Trưởng khoa Ngoại thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, nội soi tán sỏi qua da là một phương pháp nội soi đặc biệt để điều trị sỏi thận. Bệnh nhân được gây mê toàn thân. Sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn và đồng thời được hút ra.
TS.BS. Đỗ Anh Toàn, Trưởng khoa phẫu thuật điều trị sỏi thận chuyên sâu, Bệnh viện Bình Dân, đánh giá, ưu điểm vượt trội của kỹ thuật lấy sỏi qua da so với mổ mở là người bệnh được điều trị ít xâm hại, bảo tồn chức năng thận, phục hồi nhanh sau mổ và thời gian nằm viện ngắn. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả các trường hợp sỏi lớn hoặc thất bại với điều trị nội khoa hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.