BHXH Tiền Giang đo lường thực chất mức độ hài lòng của người dân

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm phục vụ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Tiền Giang luôn nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm phục vụ.
Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm phục vụ.

Ông Võ Khánh Bình - Giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang khẳng định, việc lựa chọn các tiêu chí, đối tượng cuộc khảo sát một cách khoa học, tính cỡ mẫu và chọn mẫu ngẫu nhiên, triển khai phương pháp khảo sát hiện đại phù hợp với thực tiễn tại Tiền Giang đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của cuộc khảo sát.

Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm phục vụ

Cuộc khảo sát đánh giá sự hài lòng đối với sự phục vụ của BHXH tỉnh Tiền Giang năm 2024 có mục đích, ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

- Thực hiện Kế hoạch số 3500/KH-BHXH ngày 03/10/2024 của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Tiền Giang đã tiến hành đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của BHXH tỉnh Tiền Giang năm 2024.

Từ đó, BHXH tỉnh Tiền Giang kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, mong muốn của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Ngoài ra, cuộc khảo sát còn có ý nghĩa làm tăng sự nhận thức, văn hóa thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của BHXH tỉnh với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm phục vụ”.

Ông Võ Khánh Bình - Giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang

Ông Võ Khánh Bình - Giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang

- Ông hãy cho biết thêm các tiêu chí đo lường chính trong cuộc khảo sát này là gì?

- Việc đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam được thực hiện thông qua 2 nội dung lớn:

Thứ nhất, đo lường sự hài lòng đối với việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN của BHXH tỉnh Tiền Giang. Trong đó, tập trung vào 4 yếu tố: Trách nhiệm giải trình về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; Sự tham gia của người dân vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách; Chất lượng tổ chức thực hiện; Kết quả, tác động của chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ hai, đo lường sự hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công do ngành BHXH Việt Nam cung cấp với 5 yếu tố: Sự thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ; Thủ tục hành chính (TTHC); Viên chức trực tiếp giải quyết công việc; Kết quả cung ứng dịch vụ BHXH, BHYT, BHTN; Tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị về chính sách, TTHC, tổ chức thực hiện BHXH, BHYT, BHTN.

Mỗi một yếu tố được lựa chọn các tiêu chí tương ứng đảm bảo phù hợp với từng nhóm người và các dịch vụ mà ngành BHXH Việt Nam đang triển khai thực hiện.

Thông thường các cuộc khảo sát mang tính hình thức cao, BHXH đã thực hiện như thế nào để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của cuộc khảo sát này, thưa ông?

- Quan điểm của BHXH Việt Nam nói chung, của BHXH tỉnh Tiền Giang nói riêng là khi thực hiện cuộc khảo sát là phải đảm bảo chất lượng vì vậy rất xem trọng tính khách quan, khoa học và thực tiễn. Để đảm bảo chất lượng của cuộc khảo sát, ngành BHXH thực hiện phương pháp khảo sát theo hướng dẫn chung của Bộ Nội vụ, phù hợp với đặc thù của ngành BHXH Việt Nam cũng như với từng đối tượng được khảo sát.

Tính khách quan, khoa học thể hiện ở chỗ sử dụng công thức tính cỡ mẫu Slovin để xác định quy mô mẫu chuẩn của mỗi nhóm đối tượng đo lường, thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên trên cơ sở danh sách cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đã phát sinh giao dịch về BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/9/2024 và trong thời gian khảo sát.

Để phù hợp với thực tiễn địa phương, BHXH tỉnh triển khai hai hình thức khảo sát 50% trực tiếp và 50% trực tuyến ở hai vùng là thành thị và nông thôn với 6 mẫu phiếu khảo sát ở các lĩnh vực: Giao dịch điện tử; Giao dịch tại bộ phận một cửa; Giao dịch tại tổ chức dịch vụ thu; Giao dịch tại các tổ chức dịch vụ chi trả (mẫu phiếu nhận qua ATM và mẫu phiếu nhận tiền mặt); Giao dịch tại cơ sở khám chữa bệnh (KCB).

Tỷ lệ hài lòng đã tốt những vẫn phải tăng

Tỷ lệ hài lòng đã tốt những vẫn phải tăng

Như vậy, với việc lựa chọn các tiêu chí, đối tượng một cách khoa học, tính cỡ mẫu và chọn mẫu ngẫu nhiên, cũng như triển khai phương pháp khảo sát hiện đại phù hợp với thực tiễn tại Tiền Giang có thể đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của cuộc khảo sát.

Tỷ lệ hài lòng đã tốt những vẫn phải tăng

BHXH tỉnh Tiền Giang đã rất tích cực triển khai cuộc khảo sát vừa qua, xin ông cho biết kết quả cuộc khảo sát và có đánh giá như thế nào về kết quả này, thưa ông?

- Trước hết, phải nói rằng cuộc khảo sát lần này thực hiện trên quy mô rộng ở tất cả 63 tỉnh, thành. Đối với BHXH tỉnh Tiền Giang với tinh thần khẩn trương, quyết liệt đã kịp thời ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành lập Ban chỉ đạo, các tổ điều tra, khảo sát, giám sát, nhập liệu… Đồng thời, BHXH tỉnh tăng cường công tác thông tin, truyền thông để tạo thuận lợi cho việc điều tra, khảo sát.

Kết quả chung mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đạt 85,61%. Trong đó, đối với nội dung việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN đạt 84,62% và nội dung việc cung ứng dịch vụ hành chính công của ngành BHXH Việt Nam đạt 85,98%. Riêng các tiêu chí: Sự thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ đạt 86,16%; TTHC đạt 85,97%; Viên chức trực tiếp giải quyết công việc đạt 86,8%; Kết quả cung ứng dịch vụ BHXH, BHYT, BHTN đạt 86,33%...

Như vậy, tỷ lệ hài lòng chung đạt ở mức độ 85,61% đã thể hiện rõ sự nỗ lực của công chức, viên chức, người lao động BHXH tỉnh trong việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Qua cuộc khảo sát, BHXH tỉnh sẽ có những giải pháp nào để nâng cao chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong năm 2025, thưa ông?

- Theo Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030, Kế hoạch triển khai thực hiện số 177/KH-UBND ngày 22/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đối với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%, chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH trên 85%. Để đạt được mục tiêu này, BHXH tỉnh đã đề ra những giải pháp sau:

Thứ nhất, thủ tục hành chính tiếp tục được cải cách, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Phối hợp với ngành Y tế nâng cao chất lượng phục vụ

Phối hợp với ngành Y tế nâng cao chất lượng phục vụ

Thứ hai, BHXH Tiền Giang chủ động phối hợp với ngành Y tế để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh khi đi KCB BHYT và giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân liên quan đến việc đón tiếp và quy trình KCB BHYT, việc cung ứng thuốc KCB BHYT, việc chuyển tuyến KCB…

Thứ ba, các kênh truyền thông phải đa dạng hóa, đẩy mạnh truyền thông qua mạng xã hội; tăng cường truyền thông xuyên suốt và sâu rộng về cải cách TTHC của ngành BHXH. Đặc biệt, đơn vị chú trọng lựa chọn hình thức phù hợp với nhóm đối tượng yếu thế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ tư, BHXH tỉnh Tiền Giang sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức, phát ngôn, quy tắc ứng xử của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động trong thực thi công vụ và giải quyết TTHC. Đồng thời, đơn vị nâng cao chất lượng dịch vụ để người dân được hưởng chính sách BHXH, BHYT nhân văn của Đảng và Nhà nước với chất lượng dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, tận tâm và hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm