[links()]Ngày 9/6 này, Đại học Chicago sẽ trao bằng bác sĩ cho Sho Yano 21 tuổi – một thần đồng người gốc châu Á tại Mỹ và anh này trở thành sinh viên trẻ nhất từ trước tới nay được trao bằng bác sĩ.
Yano biết đọc lúc 2 tuổi, biết viết lúc 3 tuổi và soạn nhạc lúc 5 tuổi, tốt nghiệp hạng ưu từ Đại học Loyola lúc 12 tuổi. Độ tuổi trung bình của sinh viên vào trường y ở Mỹ là 23 tuổi. Tuy nhiên, Trường y khoa Pritzker thuộc Đại học Chicago đã nhận Yano vào năm 2003, khi cậu bé mới 12 tuổi.
Trường y khoa Pritzker đòi hỏi sinh viên hoàn tất cả chương trình tiến sĩ lẫn chương trình đào tạo bác sĩ. Không giống như hầu hết sinh viên ở đây là bắt đầu học chương trình tiến sĩ sau khi học năm hai, Yano bắt đầu học chương trình này sau năm thứ nhất.
Hình minh họa |
Nghe câu chuyện này nhiều bậc cha mẹ Việt Nam cũng nuôi dưỡng một ước mơ con cái mình sẽ trở thành thần đồng mà không hề hiểu rằng đã có quá nhiều bi kịch thần đồng diễn ra do chính sự ngộ nhận, o ép của người lớn.
“Theo nghiên cứu, bộ não của con người cần 18 năm để phát triển 100%. Ba năm đầu não trẻ đã phát triển 80% nếu cha mẹ biết tác động thích hợp bé sẽ có biểu hiện vượt trội. Tuy nhiên vẫn chưa đủ và quá sớm để kết luận đứa trẻ là thần đồng. Đến một giai đoạn nào đó sự vượt trội này sẽ kết thúc, thế nên cha mẹ không nên đặt kỳ vọng quá gây áp lực cho con” – thông tin này đã được Thạc sĩ chính sách công Trần Thị Ái Liên ngành giáo dục và ý tế cộng đồng đại học Bekley Califonia Mỹ đưa ra.
Và theo bà Liên, điều quan trọng nhất là những người làm cha làm mẹ nên thay đổi tư duy dạy con ngay từ khi chúng còn nhỏ. Hãy hiểu rằng đối với trẻ con, mỗi lúc đều là giờ chơi và mọi người đều là bạn bè. Chính điều đó mới giúp trẻ hứng thú tham gia và có động cơ phát triển.
Giờ đây, người ta đã chứng minh được rằng mối liên hệ giữa thiên tài và kẻ điên loạn không chỉ là các giai thoại truyền miệng nữa. Hai thái cực đó trong đầu óc con người thực chất có sự liên kết với nhau. Trong nhiều loại rối loạn tâm thần, sự sáng tạo có vẻ như liên kết mạnh nhất với các rối loạn về tâm tính, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực để làm nên những “thiên tài bị đày đọa” rất giỏi và… rất điên.
Một nghiên cứu đánh giá trí thông minh của khoảng 700.000 học sinh Thụy Điển mới 16 tuổi, và đợi đến một thập niên sau đó để kiểm tra sức khỏe tâm thần của họ cho thấy những người đặc biệt thông minh vào lúc 16 tuổi đối mặt với nguy cơ phát bệnh rối loạn lưỡng cực cao gấp 4 lần.
Chẳng nhẽ bạn lại mong con mình như thế?.
Hà An