Trường hợp của vợ chồng chị Minh Châu (Quận 9, TP HCM) là một ví dụ. Khi Việt Nam ghi nhận thêm ca nhiễm thứ 17, đọc thông tin lan truyền trên mạng việc người dân chen chúc mua thực phẩm về tích trữ khiến chị Châu lo lắng.
Chị vội đi mua đủ thứ từ thịt cá, đồ khô, mì tô, bánh kẹo đến nước mắm, trái cây, rau củ... hết 5 triệu đồng. Mua xong cũng là lúc chị nhận được thông báo hai con được nghỉ học nửa tháng. Chị đưa con về quê tránh dịch.
Vậy là hai vợ chồng đi làm cả ngày, số rau củ, thực phẩm không dùng kịp nên bị hỏng, phải mang đổ. Thịt cá tươi để lâu ngày ăn không có vị, chị cũng phải 'giải tán'. Chị Châu than thở ba thùng mì tôm, mớ đồ khô, mà không biết bao giờ mới ăn hết.
Chị Nguyễn Thị Oanh (Gò Vấp, TP HCM) dù đã gửi con về quê nhưng sợ dịch nên vẫn mua đồ tích trữ đầy hai tủ lạnh có dung tích tổng cộng 600ml. Số đồ ăn này, gia đình chị Oanh mới chỉ dùng hết 2/3.
Tích trữ quá nhiều đồ ăn mà không dùng hết sẽ gây lãng phí. |
Hai tuần trước, vợ chồng chị về quê thăm con hai ngày thì nhà mất điện do đường dây điện bị đứt. Số thịt, cá, rau củ, trái cây… trong củ lạnh bị hỏng nên phải mang đổ. Không chỉ vậy, thức ăn hỏng bốc mùi khiến anh chị phải lau chùi lại tủ lạnh.
Không mua nhiều như chị Châu, một nam thanh niên chia sẻ chuyện tích trữ thực phẩm mùa dịch khiến nhiều người phì cười. Chuyện là nghe dân tình ùn ùn rủ nhau mua sắm, nam thanh niên cũng mua 3 quả su su về dùng dần. Nhưng vì không ăn cơm nhà nên đến khi nghĩ đến nấu cơm, 3 quả su su của chàng trai đã mọc mầm dài cả mét.
Nhiều người hài hước cho rằng nam thanh niên nên bắc giàn để trồng su su. |
Câu chuyện khiến dân tình nhiều cười ngả nghiêng và chia sẻ những tấm ảnh về thực phẩm mọc mầm trong mùa dịch.
Không chỉ mọc mầm mà còn ra hoa. |
Củ đậu cũng lên mầm dài cả mét. |
Của cải giờ đã ra hoa. |
Ngoài là thực phẩm, củ hành tây cũng được trang trí để bàn trong mùa dịch. |
Khoai lang được tận dụng mùa dịch. |