Bộ trưởng Hà Hùng Cường: 6 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong năm 2012

“Năm 2011, trong khó khăn chung của cả nước, chúng ta có thể tự hào về những kết quả toàn Ngành đã đạt được qua việc triển khai công tác Tư pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH và an ninh quốc phòng trên cả nước. Nhưng cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, thậm chí yếu kém do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính, mà trước hết là trách nhiệm người đứng đầu. Nên các địa phương phải xem xét, rút kinh nghiệm trong thời gian tới...

“Năm 2011, trong khó khăn chung của cả nước, chúng ta có thể tự hào về những kết quả toàn Ngành đã đạt được qua việc triển khai công tác Tư pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH và an ninh quốc phòng trên cả nước. Nhưng cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, thậm chí yếu kém do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính, mà trước hết là trách nhiệm người đứng đầu. Nên các địa phương phải xem xét, rút kinh nghiệm trong thời gian tới.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị

Năm 2012, ngành Tư pháp có nhiều thuận lợi và khó khăn trong triển khai công tác. Đảng, QH, Chính phủ giao cho ngành nhiều nhiệm vụ lớn, có nhiều việc rất hệ trọng, tạo điều kiện cho ngành Tư pháp tiếp tục vươn lên. Nhưng cần tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm:

Tập trung cao giúp Chính phủ hoàn thành tổng kết Hiến pháp năm 1992 ngay trong nửa đầu tháng 2. Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các luật tổ chức bộ máy nhà nước, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi toàn diện Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự. Đổi mới công tác quản lý để xây dựng pháp luật, cải tiến qui trình thầm định VBQPPL, thu hút cộng đồng doanh nghiệp và xã hội vào hoàn thiện pháp luật, cải thiện chỉ cố MEI, vươn lên không chỉ xây dựng pháp luật mà phải tham mưu để hoàn thiện pháp luật.

Bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ những dự án Luật do Bộ chủ trì soạn thảo, tiếp tục chỉnh lý các dự án luật đã trình ra Quốc hội để nâng cao vị thế của ngành (nếu được Quốc hội thông qua) cũng như chứng minh cho câu chuyện “thể chế đi trước”.

Tạo chuyển biến bền vững cho công tác THADS. Giám đốc các Sở Tư pháp cũng phải có trách nhiệm, quan tâm giúp Bộ cùng các cơ quan THADS giảm mạnh án tồn đọng, phấn đấu chỉ còn 200.000 vụ án tồn đọng. Đặc biệt tổng kết mô hình thí điểm thừa phát lại thực hiện đúng lộ trình để báo cáo các cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian thí điểm để khi sửa đổi Luật THADS sẽ chính thức hóa mô hình này.

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp nhất là về công chứng, chứng thực. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai mạng lưới dịch vụ công như công chứng, bán đấu giá tài sản, đẩy mạnh xã hội hóa 1 số lĩnh vực phù hợp với điều kiện các vùng miền, tăng tính tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhân rộng mô hình Hiệp hội công chứng.

Hướng mạnh về cơ sở, tạo chuyển biến mạnh mẽ về tính chuyên nghiệp của tư pháp cấp huyện, xã

Tạo chuyển biến cơ bản về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế theo đường lối của Đảng đóng góp thiết thực hơn cho bảo vệ chủ quyền và hội nhập, phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc, tiếp cận các thiết chế và công cụ pháp lý quốc tế đa phương, nhất là của LHQ và ASEAN..

Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 93… Tiếp tục kiện toàn hệ thống cán bộ ngành, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và xây dựng ngành.

Giải pháp để thực hiện các mục tiêu là đổi mới tư duy quản lý, điều hành, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, rèn luyện bản lĩnh dám đương đầu, vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao cho ngành. Tạo chuyển hướng đồng bộ sang quản lý vĩ mô, tiếp tục phân cấp cho địa phương cơ sở để giải quyết các vấn đề vĩ mô.

Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, kế hoạch, thống kế. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng, xử lý nghiêm những vi phạm về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa Bộ và địa phương, giữa Bộ và các cơ quan TƯ…”.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 18 tập thể, 9 cá nhân, Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2011 cho 5 đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và 13 Sở Tư pháp, danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp cho 13 cá nhân vì đã có nhiều thành tích trong công tác năm 2011.

H.Giang (ghi)

Đọc thêm