Bộ trưởng Tư pháp chỉ đạo hoàn thiện quy định về cấp số định danh công dân

Liên quan đến Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chia sẻ:

Liên quan đến Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chia sẻ:

Bộ trưởng Hà Hùng Cường
Bộ trưởng Hà Hùng Cường

“Nhiều ý kiến nhất trí cao về sự cần thiết phải xây dựng Đề án, mặc dù mới đánh giá, tác động bước đầu là tiết kiệm hàng nghìn tỷ mỗi năm, nhưng lâu dài tiết kiệm hàng vạn tỷ, đây cũng là nội dung Chính phủ chỉ đạo cần phải làm trong đơn giản hóa TTHC để tạo thuận lợi cho người dân. Về lộ trình của Đề án, cần xác định phải đạt được mục tiêu tổng quát vào năm 2020, sau năm 2020 bước vào giai đoạn hoàn thiện.

Việc lấy thông tin gốc là thông tin trên giấy khai sinh cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình.

Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu thêm mô hình cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, muốn vậy cần kết nối với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quan trọng nhất và là cũng đầu bài mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao là Đề án phải thể hiện quan điểm, quyết tâm của Chính phủ trong cải cách hành chính, trong đó làm rõ mô hình tổng thể về giấy tờ công dân, giấy tờ nào là trung tâm, giấy tờ nào mang tính bổ sung.

 Câu chuyện giấy tờ khai sinh là giấy tờ gốc thì ai cũng phải công nhận, từ đó đưa ra các giấy tờ khác kết hợp, bổ sung ra sao.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật về căn cứ công dân. Qua trao đổi, Bộ Công an cũng đồng tình đã đến lúc không thể để riêng chứng minh nhân dân khác, hộ chiếu khác, chưa kể phải kết nối với dữ liệu hộ tịch như thế nào.

Đối với mô hình tổng quan, phải chăng nghiên cứu đề xuất thêm phương án lấy cơ sở dữ liệu về hộ tịch là gốc, còn các bộ, ngành khác thì có cơ sở dữ liệu riêng… như Bộ Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về lý lịch tư pháp thì đây chắc chắn là cơ sở dữ liệu về hộ tịch “cộng”.

Ngoài một số dữ liệu cần phải bảo vệ bí mật cá nhân, không công khai thì theo phương án này sẽ rất thuận lợi vì cơ sở dữ liệu về hộ tịch cơ bản được công khai. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình Bộ Công an có cơ sở dữ liệu đặc thù của ngành Công an, nhưng nếu xác định dữ liệu về chứng minh nhân dân là cơ sở dữ liệu dùng chung thì vô cùng rắc rối, mà qua thí điểm cấp chứng minh nhân dân 12 số đòi hỏi phải tổng kết, để tránh ảnh hưởng đến người dân, trong đó có tài sản của dân.

 Một vấn đề nữa cần nghiên cứu thêm là đối với trường hợp hiện có quốc tịch nước ngoài nhưng thời gian sau nhập quốc tịch Việt Nam thì giải quyết như thế nào nếu ngay từ đầu họ không được cấp mã số định danh công dân. Ngoài ra, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp trong năm 2013, nên Đề án cần xác định sự “vào cuộc” của các cơ quan thông tấn, báo chí để người dân có cơ hội thảo luận rộng rãi, trong đó có nội dung về cấp số định danh công dân”.

PVNC (ghi)

Đọc thêm