Bộ Tư pháp công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2015

(PLO) - Hôm nay (31/12), Bộ Tư pháp đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành năm 2015. Đây đều là những sự kiện nổi bật, tiêu biểu, ghi dấu những kết quả tích cực trong công tác của toàn ngành Tư pháp trong năm 2015. 
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất, dấu ấn quan trọng, tạo động lực phấn đấu cho toàn Ngành đưa công tác tư pháp của cả nước lên tầm cao mới.
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất, dấu ấn quan trọng, tạo động lực phấn đấu cho toàn Ngành đưa công tác tư pháp của cả nước lên tầm cao mới.
1. Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất, dấu ấn quan trọng, tạo động lực phấn đấu cho toàn Ngành đưa công tác tư pháp của cả nước lên tầm cao mới
Hòa chung không khí cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Tư pháp đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 Ngày truyền thống của Ngành (28/8/1945 - 28/8/2015), qua đó góp phần giáo dục truyền thống, vun đắp tình yêu Ngành, yêu nghề của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành. 
Đặc biệt, tại Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống của Ngành, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đến dự và có bài phát biểu quan trọng, ghi nhận, biểu dương những đóng góp tích cực của ngành Tư pháp trong suốt 70 năm qua đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung, đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và tăng cường vị thế đối ngoại của đất nước trong thời kỳ Đổi mới nói riêng; cổ vũ, động viên, khích lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, đưa công tác tư pháp của cả nước lên tầm cao mới. 
Nhân dịp này, ngành Tư pháp đã vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập Hạng nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng. “Chương trình Vinh danh Gương sáng Tư pháp” - hoạt động hưởng ứng Ngày truyền thống của Ngành đã lựa chọn 30 Gương sáng Tư pháp - là những cán bộ tư pháp nỗ lực vượt khó, với những hình ảnh bình dị trong công việc thường ngày hiện lên một cách gần gũi và đầy ý nghĩa. 
2. Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
Lễ hưởng ứng ngày Pháp luật năm 2015
 Lễ hưởng ứng ngày Pháp luật năm 2015
Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” diễn ra từ ngày 02/9/2014 đến ngày 02/9/2015 đã được đồng bào, chiến sĩ cả nước, du học sinh, kiều bào ta ở nước ngoài tích cực hưởng ứng. Đây là một trong những cuộc thi tìm hiểu pháp luật có quy mô lớn nhất với gần 5 triệu bài dự thi, thu hút đông đảo các thành phần tham gia, từ thí sinh trẻ tuổi nhất là 8 tuổi đến thí sinh cao tuổi nhất là 100 tuổi, được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là một sự kiện sinh hoạt chính trị - pháp lý có sức lan tỏa rộng lớn, động viên, khích lệ đồng chí, đồng bào tích cực học tập, tìm hiểu và thực hiện Hiến pháp. 
3. Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự (sửa đổi) - bước đột phá trong tư duy pháp lý về đổi mới, hoàn thiện cơ chế điều chỉnh quan hệ dân sự trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền của cá nhân, pháp nhân trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước
Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự (sửa đổi)
Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự (sửa đổi) 
Với tỉ lệ tán thành là 86,84%, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua Bộ luật dân sự (sửa đổi), dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự của Nhà nước ta. Trên cơ sở thể chế hoá các nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013, Bộ luật có nhiều nội dung mang tính đột phá trong tư duy pháp lý về cơ chế điều chỉnh quan hệ dân sự của cá nhân, pháp nhân. Đây thực sự là một bước tiến lớn trong việc định hình cách ứng xử của các cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự, bảo vệ tốt hơn quan hệ nhân thân, tài sản không những của 92 triệu người dân, gần 1 triệu tổ chức kinh tế Việt Nam mà cả người nước ngoài, doanh nghiệp có quan hệ dân sự - kinh tế với Việt Nam, qua đó sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
4. Bộ luật hình sự (sửa đổi) - công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong phòng, chống tội phạm, thể hiện tính nhân đạo, tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới
Trên cơ sở sự tham gia của gần 6 triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân, ngày 27/11/2015 Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã được kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII thông qua với tỷ lệ tán thành là 84,01%. Bộ luật có nhiều sửa đổi, bổ sung rất quan trọng theo tinh thần cải cách tư pháp của Đảng, nhằm góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trước hết là đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật; đặc biệt là các quy định thể hiện tính nhân đạo cao như giảm hình phạt tù, giảm các tội phạm có hình phạt tử hình và giảm các trường hợp áp dụng phạt tử hình; thay thế việc truy cứu trách nhiệm hình sự bằng việc áp dụng các biện pháp giám sát giáo dục người dưới 18 tuổi; bổ sung các quy định nhằm giúp người bị kết án thuận lợi hơn trong việc tái hòa nhập với xã hội như quy định về xóa án tích, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (doanh nghiệp) trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường... 
5. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) với nhiều nội dung đổi mới quan trọng, đưa công tác lập pháp, lập quy của Nhà nước vào một khuôn khổ thống nhất, chắc chắn sẽ góp phần làm đơn giản hóa hệ thống pháp luật nước ta, kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật được vận hành chính thức, phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm quyền được thông tin và tiếp cận thông tin pháp luật của người dân, doanh nghiệp, góp phần chuyển hướng từ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật sang tổ chức thi hành pháp luật 
7. Bước chuyển căn bản về nhận thức, đánh dấu sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với đội ngũ luật sư trong việc thực hiện sứ mệnh bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng 
Đội ngũ luật sư được khẳng định vị thế
Đội ngũ luật sư được khẳng định vị thế 
Với nhiều quy định mới, quan trọng liên quan đến vai trò, hoạt động của đội ngũ luật sư, như mở rộng những trường hợp phải chỉ định người bào chữa bắt buộc đối với những bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử về các tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù thay vì tử hình như trước đây; hủy bỏ chế độ cấp Giấy chứng nhận bào chữa thay bằng chế độ đăng ký bào chữa tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện quyền hành nghề của mình; quy định người bào chữa được thực hiện quyền thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ; bảo đảm quyền tranh tụng dân chủ tại phiên tòa; ghi nhận và thể chế hóa quyền im lặng; đảm bảo sự bình đẳng về vị trí giữa kiểm sát viên và luật sư..., Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) khẳng định và nâng cao vị thế của luật sư Việt Nam trong hoạt động tố tụng, sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với đội ngũ luật sư. 
Đây được coi là cơ hội chưa từng có, đồng thời cũng là những thách thức to lớn đối với giới luật sư Việt Nam trong việc tiếp tục khẳng định hình ảnh và thương hiệu của mình trong lòng Nhân dân, phấn đấu góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cải cách tư pháp vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
8. Tổ chức thí điểm thành công chế định Thừa phát lại, được Quốc hội cho phép chính thức thực hiện, cùng với sự ra đời của đội ngũ Quản tài viên - các nghề tư pháp mới đã hình thành, dự báo sẽ góp phần quan trọng cho công tác xã hội hóa các nghề tư pháp, làm sáng tỏ và đầy đủ hơn ý nghĩa của những nỗ lực cải cách trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp của đất nước ta
Chính thức thực hiện chế định Thừa phát lại
Chính thức thực hiện chế định Thừa phát lại 
9. 05 năm chuyến biến cơ bản, bền vững công tác thi hành án dân sự
Năm 2015 và trong cả nhiệm kỳ 2011-2015 công tác thi hành án dân sự, hành chính của cả nước đã có sự chuyển biến, tiến bộ quan trọng trên tất cả các lĩnh vực công tác, từ việc hoàn thiện thể chế cho đến tổ chức bộ máy được thành lập tập trung, thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương; công tác cán bộ được coi trọng, tổ chức, đội ngũ cán bộ được củng cố, kiện toàn cơ bản cả về số lượng và chất lượng, nhất là cán bộ quản lý và chức danh pháp lý, những địa phương yếu kém đã được giải quyết dứt điểm; công tác phối hợp được quan tâm, ngày càng hiệu quả; kỷ cương kỷ luật, cơ sở vật chất được tăng cường đáng kể; kết quả thi hành án dân sự năm sau cao hơn năm trước, ngày càng thực chất và bền vững, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội giao.
10. Giải pháp “Kiềng ba chân” và việc thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến tạo tiền đề để giải quyết cơ bản tình trạng chậm cấp Phiếu lý lịch tư pháp, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân./.

Đọc thêm